Bên cạnh đó, chứng hôi miệng cũng có thể là do sử dụng thực phẩm có mùi như hành, tỏi… hoặc do hút thuốc lá. Đôi khi bệnh xuất phát từ hệ tiêu hóa như hôi do bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc do viêm đau dạ dày… gây nên.
Chứng hôi miệng tuy không ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ nhưng lại là nỗi nan giải trong giao tiếp, đặc biệt là đối với những ai có nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc xã giao với đối tác, khách hàng.
Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu thơm giúp khử mùi, đồng thời chất cay trong vỏ bưởi giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi cực kỳ nhanh. Nhờ những tính chất này mà nhiều người sử dụng vỏ bưởi để điều trị bệnh hôi miệng thành công.
Chuẩn bị:
– Vỏ bưởi dùng dao cắt bỏ sạch lớp cùi trắng bên trong và giữ lại lớp vỏ xanh bên ngoài. Đem lớp vỏ bưởi này đi rửa sạch nhiều lần rồi ngâm trong chậu nước muối pha loãng khoảng 3 phút thì vớt ra rửa sạch lại thêm một lần nữa bằng nước và để ráo.
– Cuối cùng, khi vỏ bưởi đã ráo nước, dùng dao thái thành những miếng nhỏ vừa miệng.
– Pha thêm sẵn một cốc nước muối ấm để súc miệng sau đó.
Cách thực hiện
Đầu tiên, lấy một cốc nước ấm súc miệng trong vòng 1 phút, giúp loại bỏ một phần nào đó vi khuẩn, mảng bám thức ăn còn sót lại bên trong khoang miệng.
Tiếp theo, cho miếng vỏ bưởi đã được thái nhỏ vào miệng nhai đều (Chú ý cứ nhai từ từ như vậy từ 1 đến 3 phút để tinh dầu vỏ bưởi tan đều ra, hòa quyện hết vào miệng, để việc trị hôi miệng đạt kết quả tốt nhất có thể).
Sau đó, dùng nước súc nhẹ hỗn hợp bên trong miệng rồi nhổ đi, lấy kem đánh răng để đánh răng như bình thường.
Cuối cùng, dùng nước muối ấm đã pha sẵn súc sạch lại miệng thêm một lần nữa để kết thúc quá trình.
Bài thuốc trị hôi miệng từ nước vỏ bưởi luộc: Loại nước này vừa giúp người bị mùi hôi miệng nhanh chóng khỏi, lại có thể tận dụng để khử mùi tanh của thức ăn… sau khi ăn hoặc nấu nướng một cách hiệu quả.
Cách làm: Đổ 2 lít nước lọc cùng một nắm vỏ bưởi thái nhỏ, phơi khô đem nấu nước sau đó dùng nước này pha với chút muối ăn. Súc miệng vào sáng và tối trước khi đi ngủ, muối kết hợp với tinh dầu bưởi sẽ giúp bạn khử mùi hôi một cách nhanh chóng nhất có thể.
Một số cách trị hôi miệng hiệu quả khác:
Dùng trà xanh:
Y học hiện đại chỉ ra hai nguyên tố vi lượng kali và fluor trong trà xanh có công dụng đặc biệt trong việc chống sâu răng, trị viêm nướu răng, giảm mùi hôi cho hơi thở. Bạn hãy hình thành thói quen ngậm nước trà xanh đặc sau khi đánh răng 15 phút hoặc uống 2-3 ly trà xanh/ngày để giúp tiêu diệt sạch vi khuẩn, hạn chế mùi hôi miệng nhanh chóng.
Quả ổi:
Quả ổi chứa nhiều vitamin C, axit malic, axit tannic và oxalate… Do đó, chúng được xem như là phương thuốc phù hợp cho những người mắc chứng răng nhạy cảm, chảy máu nước hoặc hôi miệng. Để cải thiện tình trạng hôi, khó chịu ở miệng, bạn có thể ăn một quả ổi chưa chín vào bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, để cải thiện sức khỏe răng miệng và giảm nguy cơ táo bón, bạn chỉ nên ăn ổi 1-2 lần trong tuần.
Nước vo gạo:
Trong nước gạo có chứa vitamin PP, giúp tẩy sạch chất bẩn đóng quanh răng và cải thiện cả tình trạng sâu răng. Hàng ngày, hãy dùng nước vo gạo đặc để đánh răng và súc miệng 2 lần vào buổi sáng và tối, tình trạng sâu răng, hôi miệng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Củ gừng:
Gừng tươi là gia vị quen thuộc trong mọi gian bếp. Chính vì thế, cách chữa hôi miệng bằng gừng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho mọi người.
Bạn hãy sử dụng gừng tươi cắt lát mỏng pha trà uống hoặc nhai kèm theo một lát chanh 2-3 lần/ ngày. Đây là bí quyết giúp cho hơi thở được thơm tho và ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả.
Nên duy trì đều đặn những thói quen này để giúp hơi thở thơm tho.
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày: Bạn có thể đánh răng sau khi ăn, vệ sinh lưỡi, đặc biệt là mặt trên của lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.
Loại bỏ thức ăn thừa giữa các kẽ răng: Các mảng thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và hình thành các hợp chất chứa lưu huỳnh gây hôi miệng. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng để loại bỏ thức ăn thừa.
Uống nhiều nước: Miệng khô là một nguyên nhân chính gây ra hơi thở có mùi hôi. Nước bọt là cách tự nhiên để giữ hơi thở thơm mát vì nó có tác dụng rửa trôi vi khuẩn, tế bào chết tích tụ trong khoang miệng. Mỗi ngày, cơ thể tiêu tốn khoảng nửa lít nước bọt qua việc ăn uống và trò chuyện, do đó, bạn cần bổ sung bằng cách uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có thể chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày. Hãy hạn chế lượng rượu bia, đồ uống có cồn do chúng khiến miệng bị khô.
Ăn thực phẩm chứa nhiều nước và chất xơ: Bạn nên ăn những loại quả như táo, dưa, dâu, sữa chua… Những loại thực phẩm trên cung cấp độ ẩm cho miệng và giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mùi.
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)