Chứng Đạo Ca

date
25/09/2020
Chứng Đạo Ca

Chứng Đạo Ca

Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư

Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 34

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO

NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG

 ---o0o---

Phiên âm:

Bất khả hủy, bất khả tán

Thể nhược hư không vô nhai ngạn

Bất ly đường xứ thường trạm nhiên

Mịch tức tri quân bất năng kiến

  Dịch nghĩa:

Tâm TĨNH ĐỊNH, có an lành ngay tại chỗ

Chê hay khen, không giận cũng không mừng

Rỗng như hư không lồng lộng sáng trong

Tìm rồi tự hiểu, không chỉ cho ai thấy được

 

TRỰC CHỈ

Người thực học, thực tu và chứng đạo thực. Họ có sự an lành giải thoát thực mà người thường khó biết. Kinh điển Phật gọi đó là: "Bất tư nghì giải thoát pháp môn". Họ giải thoát và an lành ngay trong lúc nói, nín, động, tĩnh, ngay khi đi, đứng, ngồi, nằm. Kinh điển Phật gọi qua cái từ: "Bất ly ư đương xứ".

Trạng thái an lành, giải thoát đó, là sự biểu hiện của một con người, một THIỀN GIẢ, một tâm hồn đạt đến trình độ NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG, trước ngoại cảnh khen, chê, lợi, suy, hủy, dự…

Yếu tố khiến cho hành giả đạt đến cảnh giới như như bất động ở nội tâm, là phải tư duy, quán chiếu, thấy cho được TÂM THỂ. Tâm thể vốn rỗng rang, thanh tịnh, trong sáng như hư không. Hư không không phải là sự sự vật vật, nhưng hư không không chống cự sự phát huy sinh trưởng của sự vật. Sự vật dù sinh trưởng phát huy trong hư không nhưng hư không vĩnh viễn là hư không thanh tịnh.

Dữ kiện và yếu tố tư duy quán chiếu đó, khiến cho hành giả có được sự tự tại an nhiên.

"Bất khả hủy, bất khả tán"

Hành giả có được cái an vui "bất ly đương xứ"
 

---o0o---

Trình bày: Hồng Anh

 Cập nhật : 09-2020

 

TIN KHÁC