Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương
Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư
Sài Gòn 1998 - 2543
---o0o---
THI CA 35
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
VỀ KHÔNG ĐƯỢC MỚI LÀ ĐƯỢC TẤT CẢ
---o0o---
Phiên âm:
Thủ bất đắc, xả bất đắc
Bất khả đắc trung chỉ ma đắ
c Ngô tảo tằng kinh đa kiếp tu
Bất thị đẳng nhàn tương cuống hoặc
Dịch nghĩa:
Bỏ không được, lấy lại càng không được,
KHÔNG ĐƯỢC gì, là cái ĐƯỢC của kẻ chân tu
Từ xa xưa, đã nhiều kiếp tôi thực hành
Không ăn xổi, ở suông, nói ra lời dối mị !
TRỰC CHỈ
ĐƯỢC, MẤT, LẤY, BỎ, THÀNH, BẠI, THÂN, SƠ… là biểu hiện của tâm chấp ngã và chấp pháp, của phiền não, của vô minh. Chúng là nguyên nhân sanh ra vô vàn đau khổ. Một người hành đạo giải thoát, luôn luôn cảnh giác hóa giải nó từ ý niệm ban đầu.
Ở đây tác giả Chứng Đạo Ca Huyền Giác nhắc nhở một điều đơn giản: Không nên ĐƯỢC một thứ ĐƯỢC nào. Mà nên "Được cái KHÔNG ĐƯỢC". Bởi vì cái chân lý "vạn pháp duyên sanh" chi phối hết cả rồi, có pháp nào thật đâu để mà LẤY mà BỎ. Vì vậy, có muốn LẤY, cũng chẳng có gì để lấy. Có muốn BỎ, cũng chẳng có gì để bỏ. Chỉ còn một con đường tỉnh thức của những kẻ chân tu:
"KHÔNG ĐƯỢC ấy, là cái ĐƯỢC của kẻ chân tu"
Mong được Bồ đề Niết-bàn còn không nên, huống chi mong được cái gì khác. Vì Bồ đề, Niết-bàn không phải đối tượng sở đắc. Vì rằng Bồ đề, Niết-bàn là "không hư", nhưng cũng không là "thực pháp". Vào vườn hoa, chỉ chăm chú nhìn một đóa hoa, người đó sẽ không thưởng thức được cái đẹp, thơm của cả vườn bông hoa thơm đẹp.
Chỉ có người không được gì hết, mới là người được tất cả, tất cả những gì trong vũ trụ bao la vô tận.
---o0o---
Trình bày: Hồng Anh
Cập nhật : 09-2020