Không nên nghĩ sự màu nhiệm của Phật pháp là sử dụng Thần thông

date
05/10/2020
Sự màu nhiệm của Phật pháp là gì? Trong lúc gặp hoạn nạn chúng ta thường nói “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn”. Lập tức hoạn nạn qua đi, chúng ta nói Phật pháp nhiệm màu nhưng nếu mọi chuyện xảy ra không như ý muốn thì ta gọi là gì, nói rằng Phật pháp không nhiệm mầu chăng? Dẫu biết giữa ranh giới có và không là rất mong manh nhưng liệu trong chúng ta có mấy ai đã thực sự hiểu như thế nào về sự mầu nhiệm của phật pháp?

Phật pháp là sự giác ngộ

Đạo Phật là đạo từ Tâm

 

Phật pháp dạy người tu trong bất cứ trường hợp nào nếu không bình tĩnh giải quyết mà để tham lam – sân hận – si mê chi phối thì không giải quyết được gì mà ngược lại còn làm khổ mình khổ người khác. Đó là cách hành xử trí tuệ mà Phật pháp muốn nói tới. Như vậy, Phật pháp chính là sự giác ngộ, phương tiện để đi đến sự giác ngộ chính là trí tuệ.

Trí tuệ được tiếp thu từ người khác và trí tuệ tự trong bản thân của mỗi người có sẵn. Ở trong loại trí tuệ thứ hai là loại trí tuệ có sẵn nơi con người thường không nhiều người nhận ra được mà ở giai đoạn đầu cần có sự chỉ dẫn của Phật, Bồ Tát. Khi nhận được sự chỉ dẫn của những bậc thiện hữu tri thức thì chúng ta không còn nghĩ đến những tham sân si, không còn hơn thua, không còn nghĩ đến được và mất. Bởi suy cho cùng sống trên đời này, có một cái tâm yên, một tấm lòng thanh thản và bình an đã là quý giá bởi mọi vật đều là Vô Thường, khi chết đi chẳng mang đi được gì mà đều đi theo đúng quy luật của tạo hóa. Vậy thì sống trên đời cố gắng bon chen, cố gắng có thật nhiều để nhận lấy những bất an, những phút giây chẳng bình yên để làm gì? Lúc này cũng là lúc chúng ta đã thấy được sự nhiệm mầu của Phật pháp.

 

Nhờ đâu mà ta có những kết quả kỳ diệu như thế?

Đó là nhờ Phật pháp.

 

Có nhiều người trước khi gặp được Phật pháp họ có một cái nhìn khác về sự việc đó, cho rằng như vậy thật là phiền phức. Nhưng khi đã học được Phật pháp cũng cùng sự việc, con người, hoàn cảnh đó họ lại có một cái nhìn khác, một cách ứng xử khác – lúc này họ đã chan hòa và mở rộng tình thương, lòng bao dung của mình hơn.

Phật pháp dạy con người đừng hành động mê muội để dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Trong những trường hợp đó chúng ta hãy dùng sức mạnh của tinh thần, nếu may mắn có sự giúp đỡ của những người xung quanh thì lại càng quý giá. Từ đó mà xoay chuyển tình thế trong một cái tâm tịnh, rồi mọi việc cũng sẽ qua đi. Bằng chứng là trong cuộc sống, có những lúc tuyệt vọng đến cùng đường chỉ nghĩ đến chuyện sẽ chết đi. Nhưng nếu dùng trí tuệ mà soi xét thì liệu đó có phải là giải pháp tốt nhất hay không khi mà thân xác này là do cha mẹ sinh thành nên, phá hủy như vậy là phạm đến tội bất hiếu. Đó là chưa kể đến việc khi chết đi trong uất giận, tăm tối như thế mà chưa chắc gì vấn đề sẽ giải quyết được.

 

Đừng nghĩ sự nhiệm mầu của Phật pháp là sử dụng thần thông

 

 

Niềm tin từ Phật pháp phải được mở ra từ thực tế, bằng những trải nghiệm chân thật của mỗi người. Giống như chuyện chúng ta nghe người khác nói thì chỉ tin được 3 phần trên 10 phần chứ nào có dám tin hết 10 phần và có phần e dè. Chỉ khi nào tự thân chúng ta trải nghiệm, tự rút ra cho mình những câu chuyện, những trải nghiệm thì lúc này mới không hoài nghi nữa. Và trong Phật pháp, đức tin quý giá nhất chính là tin vào bản thân mình có thể giác ngộ được. Và đức tin này cũng tùy vào cái duyên của mỗi người mà nhanh hay chậm mới nhận ra được.

Chúng ta đã từng nghe câu chuyện Chiếc gương và Hạt bụi? Rằng có một chiếc gương có tác dụng là chiếu soi mọi vật. Nhưng đến một ngày chiếc gương bám đầy bụi, gương không còn có khả năng soi chiếu mọi vật nữa. Như vậy chúng ta thấy, bụi thì vẫn cứ bám vào gương nhưng nếu dùng khăn lau đi bụi thì gương lại trở về với bản chất của mình là một chiếc gương sáng. Như vậy, trong trường hợp này, Phập pháp giống như chiếc khăn lau kia – đưa con người về với những bản tính thiện đúng nghĩa. Ở một khía cạnh khác ta thấy, chuyện sạch hay dơ là chuyện của bụi và hành động lau còn gương thì vẫn sáng như thế. Con người vẫn vậy, mọi thứ đều phải được rèn luyện bản tính thiện, dẹp bỏ tham sân si, thù hận không đáng có.

 

Phương châm sống “Tùy duyên bất biến” của Phật pháp

Người dân miền Tây sống chung với lũ chứ không chống lại lũ, đấy là một hình ảnh rất đẹp. Điều ấy nhắc nhớ cho chúng ta về chuyện tu như thế nào, không hẳn cứ vào chùa mới được gọi là tu còn không ở trong tù thì không tu. Ở trong hoàn cảnh nào thì chúng ta sẽ sống theo hoàn cảnh đó, giữ cho mình một cái tâm tịnh, một trí tuệ sáng suốt để nhìn nhận vấn đề, để giải quyết vấn đề. Ví như trong công việc, đừng vì những áp lực ở công ty mà đem về trút lên bữa cơm của gia đình. Hay khi con cái làm sai việc gì đó, đừng vội la mắng con mà hãy dùng tình thương mà khuyên bảo, dạy dỗ con. Quay lại vấn đề, những người không đến chùa nhưng sống chan hòa, biết chia sẻ với người nghèo, không khinh bai xem thường thì họ là người đã biết cách sống với lũ. Còn những người hay tới chùa thăp nhang nhưng trong thâm tâm lại chưa dẹp được tham sân si thì cũng vô ích.

 

Sự mầu nhiệm của Phật pháp cảm hóa cuộc đời của con người

Thật là như vậy! Không ít người phật tử khi được gặp gỡ với Phật pháp đã nói giá như con gặp được sớm hơn thì cuộc đời con đã không phiền muộn và không phải nói những “giá như…”. Ngoài đọc Phật pháp chúng ta có thể nghe nhạc Phật pháp để thư giãn và lắng dịu những ưu buồn phiền não của cuộc đời trả về đúng duyên sinh của nó.

> Xem thêm video: Chú Đại Bi - Chuẩn 84 Câu Tiếng Phạn - Oai Lực Vô Biên

 

 

Chuaviet.org