Kinh chuyển pháp luân

date
30/11/2020
Kinh Chuyển pháp luân (Pali; Sanskrit: Dharmacakrapravartana Sūtra; Hán Việt: Chuyển pháp luân kinh) là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Bài Pháp nầy tóm tắt các điểm chính yếu của Ðạo giải thoát, đó là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo.

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

DHAMMACAKKAPPAVATTANA SUTTA

(Setting in Motion the Wheel of the Dhamma)

Viet – Pali – Sanskrit – Thai – Hindi – English

ITCCVIETNAM

15th International Tipitaka Changting Ceremony

Bodhgaya, December 2nd – 12th, 2019

 

Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa

Con đem hết long thành kính làm lễ đức Thế Tôn đó, Ngài là bậc A-la-hán cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri, do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy.

TAM QUY

Buddham saranam gacchami.

Dhammam saranam gacchami.

Sangham saranam gacchami

Dutiyampi Buddham saranam gacchami.

Dutiyampi Dhammam saranam gacchami.

Dutiyampi Sangham saranam gacchami.

Tatiyampi Buddham saranam gacchami.

Tatiyampi Dhammam saranam gacchami.

Tatiyampi Sangham saranam gacchami.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ nhì.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ nhì.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba.

KÍNH LỄ ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (3 lần)

 

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Tôi được nghe rằng:

Một thời Thế Tôn

Trú ở vườn Nai,

Gần Ba-la-nại.

Bấy giờ Thế Tôn

Gọi năm tỳ-khưu

Đến dạy thế này:

Có hai thái cực

Người tu nên tránh,

Một là khoái lạc

Say đắm ngũ dục;

Hai là khổ hạnh

Ép xác hành thân.

Hai con đường này

Đưa đến hậu quả

Hủy hoại thân tâm.

Con đường Như Lai

Đã tìm ra được

Là đường Trung đạo:

Tránh hai cực đoan,

Đem đến trí tuệ,

Giải thoát, an vui;

Có tám chi phần:

Nhận thức chân chính,

Tư duy chân chính,

Ngôn ngữ chân chính,

Hành động chân chính,

Sinh kế chân chính,

Chuyên cần chân chính,

Chú ý chân chính,

Định tâm chân chính.

Chính Trung đạo này

Như Lai đã đi,

Đạt được trí tuệ,

Giải thoát, an lạc.

Này các tỳ-khưu

Giác đạo là gì?

Chính là con đường

Đối diện khổ đau

Mà nhận thức được

Nguyên nhân sinh khổ,

Vì muốn thoát khổ

Tìm ra nguyên nhân

Diệt trừ khổ đau.

Do vậy nhận thức

Là điểm khởi đầu

Phát khởi tư duy,

Ươm mầm trí tuệ,

Soi sáng tất cả:

Ngôn từ, hành động,

Sinh kế, chuyên cần,

Đều hợp chính đạo,

Giúp cho hành giả

Xa lánh ràng buộc,

Giải thoát, an vui.

Này các tỳ-khưu

Có bốn Sự Thật

Người tu phải thấy:

Sự thật về khổ,

Nguyên nhân sinh khổ,

Sự thật hết khổ,

Con đường thoát khổ.

Bốn Sự Thật ấy

Mầu nhiệm vô cùng

Gọi tứ Diệu đế.

Này các ty-khưu

Sự thật thứ nhất

Là hiện tượng khổ:

Sinh, già, bệnh, chết,

Buồn giận, ghen tức,

Lo lắng, sợ hãi,

Thất vọng, khổ não,

Chia cách người than,

Chung đụng kẻ ghét,

Tham lam bám víu

Năm uẩn là khổ.

Sự Thật thứ hai

Nguyên nhân sinh khổ:

Vì tâm mê muội,

Không thấy, không biết,

Bản chất thâm tâm,

Cội nguồn sự sống,

Nên bị ngọn lửa,

Tham đắm, giận hờn,

Ghen tức, sầu não,

Lo lắng, sợ hãi,

Thất vọng, buồn chán,

Đốt cháy hành hạ.

Sự Thật thứ ba

Chấm dứt khổ đau:

Nhờ có tuệ giác

Thấy rõ, biết rõ,

Sự Thật bản thân,

Và về cuộc đời,

Sầu não tan biến,

Phát sinh hỷ lạc.

Sự Thật thứ tư

Con đường thoát khổ:

Gồm tám chi phần,

Như Lai đã dạy

Nhớ nghĩ thực hành,

Trong mọi thời gian;

Và bốn Sự Thật

Cần phải thấu hiểu,

Siêng năng thực hành,

Sẽ sớm đạt được

Niết-bàn, giải thoát.

Thế Tôn thuyết giảng

Bài pháp đầu tiên

Sự Thật nhiệm mầu,

Năm vị tỳ-khưu

Nghe Phật dạy xong,

Tâm trí bừng sáng,

Nếm được hương vị

Giải thoát, an lạc.

Hoan hỷ tiếp nhận,

Kính cẩn vâng giữ,

Nối truyền xưng tụng.

Kinh Chuyển Pháp Luân.

 

HỒI HƯỚNG

Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, xin hồi hướng đến thân bằng quyết thuộc đã quá vãng, cầu mong cho các vị ấy hằng được yên vui.

Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc còn hiện tại, cầu mong cho các vị ấy hằng được sự yên vui.

Do sự phước báu mà chúng con đã trong sạch làm đây, hãy là món duyên lành, để dứt khỏi những điều ô nhiễm, ngủ ngầm nơi tâm trong ngày vị lai.