Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998
--- o0o ---
Tập 3
Quyển Thứ 53
Hội Thứ Nhất
Phẩm Biện Đại Thừa
Thứ 15 – 3
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội ngoại cùng Thân-Thọ-Tâm-Pháp, trụ quán khắp Thân-Thọ-Tâm-Pháp, mạnh mẽ?inh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân: khi đi biết đi, khi đứng biết đứng, khi ngồi biết ngồi, khi nằm biết nằm. Như như tự thân oai nghi sai khác. Như vậy như vậy, đủ nhớ chính biết. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân: lui đến chính biết, xem ngó chính biết, cúi ngước chính biết, co dãn chính biết, mặc y Tăng già lê, cầm nắm y bát, nếm ăn uống nuốt, nằm nghỉ dạo đi, ngồi đứng dậy, đón tiếp rước, thức ngủ nói im, vào ra các định đều nhớ chính biết. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân: với khi thở vào, như thật nhớ biết thở vào; với khi thở ra, như thật nhớ biết thở ra. Với khi thở vào dài, như thật nhớ biết thở vào dài; với khi thở ra dài, như thật nhớ biết thở ra dài. Với khi thở vào ngắn, như thật nhớ biết thở vào ngắn; với khi thở ra ngắn, như thật nhớ biết thở ra ngắn. Như thợ bánh xe hoặc đệ tử y, khi thế bánh xe dài, như thật nhớ biết thế bánh xe dài; khi thế bánh xe ngắn, như thật nhớ biết thế bánh xe ngắn. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân, thở vào thở ra hoặc dài hoặc ngắn, như thật nhớ biết cũng lại như vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, với nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân, như thật nhớ biết bốn giới sai khác, chỗ gọi địa giới, thủy hỏa phong giới. Như thợ thịt giỏi hoặc đệ tử y, giết mạng trâu rồi, lại dùng dao bén cắt phân thân trâu mổ làm bốn phần. Hoặc ngồi hoặc đứng, như thật xem biết. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân, như thật nhớ biết địa thủy hỏa phong bốn giới sai khác, cũng lại như vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân, như thật nhớ biết: từ chân đến đỉnh các thứ bất tịnh đầy nhẫy nơi trong, ngoài là da mỏng bao bọc. Chỗ gọi chỉ có tóc, lông, móng, răng, da, thứa, máu, thịt, gân, mạch, cốt, tủy, tâm, can, tỳ, thận, phế, mật, dạ dày, ruột già, ruột non, cứt, đái, nước miếng, nước mũi, nước dãi, nước mắt, đất, mồ hôi, đàm, mủ, mỡ lá, màng óc, ghèn, cứt ráy nhơ nhớp như vậy đầy nhẫy khắp thân. Như có kẻ nông phu hoặc các trưởng giả, trong kho đựng đầy các thứ tạp cốc, chỗ gọi nếp lúa mè đậu bắp thảy. Có người sáng mắt mở kho xem thấy, tức như thật biết trong ấy chỉ có nếp lúa mè đậu bắp thảy các thứ tạp cốc mà thôi. Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân, như thật nhớ biết, từ chân đến đỉnh chỉ có các thứ bất tịnh, vật chất đầy nhẫy nơi trong, cũng lại như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ có kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, chết đã một ngày, hoặc đã hai ngày cho đến đã qua bảy ngày. Nơi thây thân bụng dạ phình chướng, biến sắc xanh bầm, thối bẫy, da phá, mủ máu chảy ra. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm mà thôi! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, chết đã một ngày, hoặc đã hai ngày cho đến đã qua bảy ngày. Bị các loài chim điêu, thứu, quạ, bồ các, xi, kiêu, cầm thú, hổ, báo, chồn, sói, dã can, chó thảy các loại. Hoặc mổ hoặc bấu, xương thịt rơi rã, cắn rứt mổ ăn. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây. Cầm thú ăn rồi, bất tịnh tan nát, mủ máu chảy rơi, có vô lượng thứ dòi trùng sanh lúc nhúc. Chỗ thối đáng ghê, quá hơn chó chết. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, dòi trùng ăn rồi, thịt rơi xương lòi, lóng đốt liền nhau, gân ràng máu dính, thịt bẫy hãy còn. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, đã thành xâu xương, máu thịt đều hết, còn gân xâu liền. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, chỉ còn các xương, sắc nó trắng như ốc tuyết kha, các gân bẫy nát, lóng đốt chia lìa. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, đã thành lóng đốt phân tán, rơi rớt mỗi phương. Chỗ gọi xương bàn chân, xương ống chân, xương đầu gối, xương đùi vế, xương bàn tọa, xương sống, xương sườn, xương ngực, xương bắp tay, xương cánh tay, xương bàn tay, xương cổ sau, xương cằm, xương má, xương đầu lâu. Mỗi xương nằm riêng một chỗ. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây. Hài cốt ngổn ngang, gió thổi mưa chan, nắng dọi, sương phong, trải lâu năm tháng, sắc trắng như ốc tuyết kha. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến đường Đạm bạc xem chỗ bỏ thây, còn xương tản đất, trải nhiều trăm năm, hoặc nhiều ngàn năm. Tướng xương biến xanh trạng giống như sắc chim cáp. Hoặc còn xương mục nát bủn như bụi trần, cùng đất hòa lộn chẳng còn phân biệt được! Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, chung quy cũng phải như vậy. Đâu có kẻ trí quý ngắm thân này, chỉ kẻ ngu muội mê lầm say đắm! Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội thân trụ, quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Như đối nội thân sai khác như thế, trụ quán khắp thân, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy. Đối ngoại thân trụ, quán khắp thân. Đối nội ngoại thân trụ, quán khắp thân. Mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy, tùy chỗ sở ưng cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội ngoại cùng đồng Thọ-Tâm-Pháp, trụ quán khắp Thọ-Tâm-Pháp, mạnh mẽ tinh tiến, đủ nhớ chính biết, vì muốn điều phục thế gian tham ưu vậy, tùy chỗ sở ưng đều nên rộng nói. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát như vậy khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội ngoại thân cùng đồng Thọ-Tâm-Pháp, khi trụ quán khắp Thân-Thọ-Tâm-Pháp, tuy tác lên quán này mà không có chỗ sở đắc. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn chánh đoạn. Những gì là bốn? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì chẳng cho sanh vậy nên sanh lòng muốn cố gắng, phát khởi siêng chân chính, giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ nhất.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Với pháp ác bất thiện đã sanh, vì dứt hẳn vậy, nên sanh lòng muốn cố gắng, phát khởi siêng chân chính, giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ hai.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Pháp lành chưa sanh, vì khiến sanh vậy, nên sanh lòng muốn cố gắng, phát khởi siêng chân chính, giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ ba.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Pháp lành đã sanh, vì khiến an trụ, chẳng quên thêm rộng tu bồi cho đầy đủ vậy, nên sanh lòng muốn cố gắng, phát khởi siêng chân chính, giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ tư. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn thần túc. Những gì là bốn? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu Dục tam ma địa dứt hành để thành tựu thần túc. Nương ly, nương vô nhiễm, nương diệt hồi hướng xả. Đấy là thứ nhất.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu Cần tam ma địa dứt hành, để thành tựu thần túc. Nương ly, nương vô nhiễm, nương diệt hồi hướng xả. Đấy là thứ hai.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu Tâm tam ma địa dứt hành, để thành tựu thần túc. Nương ly, nương vô nhiễm, nương diệt hồi hướng xả. Đấy là thứ ba.
Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu Quán tam ma địa dứt hành, để thành tựu thần túc. Nương ly, nương vô nhiễm, nương diệt hồi hướng xả. Đấy là thứ tư. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là năm căn. Những gì là năm? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là năm lực. Những gì là năm? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực, huệ lực. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bảy đẳng giác chi. Những gì là bảy? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu niệm đẳng giác chi, trạch pháp đẳng giác chi, tinh tiến đẳng giác chi, hỷ đẳng giác chi, khinh an đẳng giác chi, định đẳng giác chi, xả đẳng giác chi. Nương ly, nương vô nhiễm, nương diệt hồi hướng xả. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là tám thánh đạo chi. Những gì là tám? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Nương ly, nương vô nhiễm, nương diệt hồi hướng xả. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là ba tam ma địa. Những gì là ba? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả pháp tự tướng đều không. Tâm kia an trụ, tên Không giải thoát môn, cũng tên Không tam ma địa. Đấy là thứ nhất. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả pháp, vì tự tướng không vậy, nên đều không có tướng. Tâm kia an trụ, tên Vô tướng giải thoát môn, cũng tên Vô tướng tam ma địa. Đấy là thứ hai. Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả pháp, vì tự tướng không vậy, nên đều vô sở nguyện. Tâm kia an trụ, tên Vô nguyện giải thoát môn, cũng tên Vô nguyện tam ma địa. Đấy là thứ ba. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, như thật trí. Đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Bấy giờ, Tôn giả Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao pháp trí? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết năm uẩn thảy tướng chuyển sai khác, đấy là pháp trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao loại trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết uẩn giới xứ và các duyên khởi, hoặc tổng hoặc biệt là vô thường thảy, đấy là loại trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao thế tục trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết tất cả pháp giả thiết danh tự, đấy là thế tục trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tha tâm trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết pháp tâm, tâm sở của hữu tình kia và tu hành chứng diệt, đấy là tha tâm trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao khổ trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết khổ nên chẳng sanh, đấy là khổ trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tập trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết tập nên dứt hẳn, đấy là tập trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao diệt trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết diệt nên tác chứng, đấy là diệt trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao đạo trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết Đạo nên tu tập, đấy là đạo trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tận trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết tham sân si hết, đấy là tận trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao vô sanh trí? Thiện Hiện! Nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết có thú chẳng sanh lại, đấy là vô sanh trí.
Bạch Thế Tôn! Vì sao như thật trí? Thiện Hiện! Như lai nhất thiết trí, nhất thiết tướng trí, đấy là như thật trí. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là ba Vô lậu căn. Những gì là ba? Là căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn biết đủ. Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao căn chưa biết sẽ biết? Thiện Hiện! Hoặc các học giả đối với các Thánh đế, chưa được hiện quán, chưa được Thánh quả, mà đã có tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đấy là căn chưa biết sẽ biết.
Bạch Thế Tôn! Vì sao căn đã biết? Thiện Hiện! Hoặc các học giả đối với các Thánh đế đã được hiện quán, đã được Thánh quả, đã có bao tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đấy là căn đã biết.
Bạch Thế Tôn! Vì sao căn biết đủ? Thiện Hiện! Là các kẻ vô học, hoặc A la hán, hoặc Độc giác, hoặc các Bồ tát đã trụ Thập địa, hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đã có bao tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Đấy là căn biết đủ. Thiện Hiện! Ba căn như thế, nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện ấy, phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là ba tam ma địa. Những gì là ba? Là có tầm có tứ tam ma địa, không tầm chỉ tứ tam ma địa, không tầm không tứ tam ma địa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao có tầm có tứ tam ma địa? Phật bảo: Thiện Hiện! Như lìa dục là pháp ác bất thiện, có tìm kiếm có dò xét, lìa sanh mừng vui, vào sơ tĩnh lự trụ đầy đủ. Đấy là có tầm có tứ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao không tầm chỉ tứ tam ma địa? Thiện Hiện! Như định trung gian giữa sơ tĩnh lự và đệ nhị tĩnh lự. Đấy là không có tầm, chỉ có tứ tam ma địa.
Bạch Thế Tôn! Vì sao không tầm không tứ tam ma địa? Thiện Hiện! Như đệ tam tĩnh lự cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đấy là không có tầm không có tứ tam ma địa. Thiện Hiện! Ba tam ma địa như vậy, nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện ấy, phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là mười tùy niệm. Những gì là mười? Là Phật tùy niệm, Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, giới tùy niệm, xả tùy niệm, trời tùy niệm, vắng lặng nhàm lìa tùy niệm, thở vào ra tùy niệm, thân tùy niệm, chết tùy niệm. Thiện Hiện! Mười tùy niệm như vậy, nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện ấy, phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thảy có bao nhiêu thiện pháp, đem vô sở đắc mà làm phương tiện ấy, phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là Phật mười lực. Những gì là mười? Là xứ phi xứ trí lực, nghiệp dị thục trí lực, chưởng chưởng giới trí lực, chưởng chưởng thắng giải trí lực, căn thắng liệt trí lực, biến hành hành trí lực, tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí tạp nhiễm thanh tịnh trí lực, túc trụ tùy niệm trí lực, tử sanh trí lực, lậu tận trí lực.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao xứ phi xứ trí lực? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết tướng chỗ chẳng phải chỗ nhân quả thảy pháp. Đấy là xứ phi xứ trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao nghiệp dị thục trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình quá khứ, vị lai, hiện tại các nghiệp pháp chịu tướng mỗi mỗi nhân quả khác nhau. Đấy là nghiệp dị thục trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao chưởng chưởng giới trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình vô lượng tướng cõi. Đấy là chưởng chưởng giới trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao chưởng chưởng thắng giải trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình vô lượng tướng hiểu hơn hết. Đấy là chưởng chưởng thắng giải trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao căn thắng liệt trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình tướng căn hơn kém. Đấy là căn thắng liệt trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao biến hành hành trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình tướng khắp hành hành. Đấy là biến hành hành trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí tạp nhiễm thanh tịnh trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các tướng các loại hữu tình tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, tạp nhiễm, thanh tịnh, căn, lực, giác chi, đạo chi thảy. Đấy là tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí tạp nhiễm thanh tịnh trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao túc trụ tùy niệm trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình vô lượng vô số sự tướng kiếp trước. Đấy là túc trụ tùy niệm trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tử sanh trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các loại hữu tình vô lượng vô số sự tướng chết sống. Đấy là tử sanh trí lực.
Bạch Thế Tôn! Vì sao lậu tận trí lực? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật rõ biết các lậu hết hẳn, vô lậu tâm giải thoát, vô lậu huệ giải thoát. Ở trong hiện pháp tự làm chứng trụ đầy đủ. Năng chính rõ biết sanh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng chịu đời sau. Đấy là lậu tận trí lực. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn vô sở úy. Những gì là bốn? Là chánh đẳng giác vô úy, lậu tận vô úy, chướng pháp vô úy, tận khổ đạo vô úy. Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao chánh đẳng giác vô úy? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tự xưng ta là đấng Chánh Đẳng Giác. Dù có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm hoặc kẻ thế gian khác y pháp lập nạn và khiến cho nghĩ nhớ nói: "Với pháp này chẳng phải Chánh đẳng giác". Ta đối kia nạn chánh kiến không có lý do. Vì đối kia nạn không lý do vậy, nên được yên ổn trụ, không e không sợ. Tự xưng ta ngự ngôi tôn vị Đại tiên, ở giữa đại chúng, chính sư tử rống, quay xe diệu phạm. Xe ấy thanh tịnh, chơn chính vô thượng. Tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế gian khác đều không có kẻ năng như pháp quay được. Đấy là chánh đẳng giác vô úy.
Bạch Thế Tôn! Vì sao lậu tận vô úy? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tự xưng ta đã hết hẳn các lậu. Dù có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm hoặc kẻ thế gian khác y pháp lập nạn và khiến cho nghĩ nhớ nói: "Có lậu như thế chưa hết hẳn". Ta đối kia nạn chánh kiến không có lý do. Vì đối kia nạn chánh kiến không lý do vậy, nên được yên ổn trụ, không e không sợ. Tự xưng ta ngự ngôi tôn vị Đại tiên, ở giữa đại chúng, chính sư tử rống, quay xe diệu phạm. Xe ấy thanh tịnh, chơn chính vô thượng. Tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc kẻ thế gian khác đều không có kẻ năng như pháp quay được. Đấy là lậu tận vô úy.
Bạch Thế Tôn! Vì sao chướng pháp vô úy? Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, vì các đệ tử thuyết pháp ngăn đạo. Dù có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm hoặc kẻ thế gian khác y pháp lập nạn và khiến cho nghĩ nhớ nói: "Tập hành pháp này chẳng năng ngăn Đạo". Ta đối kia nạn chánh kiến không có lý do. Vì đối kia nạn chánh kiến không lý do vậy, nên được yên ổn trụ, không e không sợ. Tự xưng ta ngự ngôi tôn vị Đại tiên, ở giữa đại chúng, chính sư tử rống, quay xe diệu phạm. Xe ấy thanh tịnh, chơn chính vô thượng. Tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc các kẻ thế gian khác đều không có kẻ năng như pháp quay được. Đấy là chướng pháp vô úy.
Bạch Thế Tôn! Vì sao tận khổ đạo vô úy? Thiện Hiện! Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, vì các đệ tử thuyết đạo hết khổ. Dù có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm hoặc có kẻ thế gian khác y pháp lập nạn và khiến cho nghĩ nhớ nói: "Tu hành đạo này chẳng thể hết khổ được". Ta đối kia nạn chánh kiến không có lý do. Vì đối kia nạn chánh kiến không lý do vậy, nên được yên ổn trụ, không e không sợ. Tự xưng ta ngự ngôi tôn vị Đại tiên, ở giữa đại chúng, chính sư tử rống, quay xe diệu phạm. Xe ấy thanh tịnh chánh chơn vô thượng. Tất cả Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Trời, Ma, Phạm, hoặc các kẻ thế gian khác đều không có kẻ năng như pháp quay được. Đấy là tận khổ đạo vô úy. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là bốn vô ngại giải. Những gì là bốn? Là nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải, biện vô ngại giải. Thiện Hiện! Bốn vô ngại giải như vậy, nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, năm nhãn, sáu thần thông, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Thiện Hiện! Pháp như thế thảy, nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là mười tám pháp Phật bất cộng. Những gì là mười tám? Là Ta Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, từ đêm đầu tiên chứng được A nậu đa la tam miêu tam Bồ đề, cho đến đêm rốt sau, sở làm đã xong, mới vào Vô dư y Đại Niết bàn. Với thời gian giữa thường không lầm lỗi, không tiến vội xẳng không niệm quên mất, không tâm bất định, không các thứ tưởng, không bỏ bất trạch, chí muốn không lui, tinh tiến không lui, niệm không lui, huệ không lui, giải thoát không lui, giải thoát tri kiến không lui. Tất cả thân nghiệp, trí là dẫn đầu, tùy trí mà chuyển; tất cả ngữ nghiệp, trí là dẫn đầu, tùy trí mà chuyển; tất cả ý nghiệp, trí là dẫn đầu, tùy trí mà chuyển. Ở đời quá khứ, sở khởi trí kiến, không đắm không ngại; ở đời vị lai, sở khởi trí kiến không đắm không ngại; ở đời hiện tại, sở khởi trí kiến không đắm không ngại. Thiện Hiện! Mười tám pháp Phật bất cộng như thế, không pháp nào chẳng đều đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy là các văn tự đà la ni môn. Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao văn tự đà la ni môn? Phật bảo: Thiện Hiện! Tánh văn tự bình đẳng, tánh ngữ ngôn bình đẳng, tánh ngôn thuyết lý thú bình đẳng. Vào các tự môn, đấy là văn tự đà la ni môn.
Bạch Thế Tôn! Vì sao vào các tự môn? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện: Vào "Nhả" tự môn, ngộ tất cả pháp, gốc chẳng sanh vậy. Vào "Lạc" tự môn, ngộ tất cả pháp, lìa trần cấu vậy. Vào "Bả" tự môn, ngộ tất cả pháp, thắng nghĩa giáo vậy. Vào "Giả" tự môn, ngộ tất cả pháp, không có tử sanh vậy. Vào "Na" tự môn, ngộ tất cả pháp, xa lìa danh tướng, không có đắc thất vậy. Vào "Lả" tự môn, ngộ tất cả pháp xuất thế gian vậy, chi nhánh ái nhân duyên hẳn chẳng hiện vậy. Vào "Đà" tự môn, ngộ tất cả pháp, điều phục vắng lặng, chân như bình đẳng không phân biệt vậy. Vào "Bà" tự môn, ngộ tất cả pháp, lìa ràng buộc vậy. Vào "Trà" tự môn, ngộ tất cả pháp lìa nóng nảy, kiêu mạn, cấu uế, được thanh tịnh vậy. Vào "Sa" tự môn, ngộ tất cả pháp vô quái ngại vậy. Vào "Phược" tự môn, ngộ tất cả pháp dứt đường ngôn âm vậy. Vào "Đả" tự môn, ngộ tất cả pháp chân như bất động vậy. Vào "Dã" tự môn, ngộ tất cả pháp như thật bất sanh vậy. Vào "Sắc tra" tự môn, ngộ tất cả pháp tướng chế phục nhiệm trì bất khả đắc vậy. Vào "Ca" tự môn, ngộ tất cả pháp tác giả bất khả đắc vậy. Vào "Ta" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh thời gian bình đẳng bất khả đắc vậy. Vào "Ma" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh ngã và ngã sở bất khả đắc vậy. Vào "Già" tự môn, ngộ tất cả pháp, tánh đi lấy bất khả đắc vậy. Vào "Tha" tự môn, ngộ tất cả pháp xứ sở bất khả đắc vậy. Vào "Xà" tự môn, ngộ tất cả pháp sanh khởi bất khả đắc vậy. Vào "Thất phược" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh yên ổn bất khả đắc vậy. Vào "Đạt" tự môn, ngộ tất cả pháp giới tánh bất khả đắc vậy. Vào "Xả" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh vắng lặng bất khả đắc vậy. Vào "Khu" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh như hư không bất khả đắc vậy. Vào "Sản" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh cùng tận bất khả đắc vậy. Vào "Tát đả" tự môn, ngộ tất cả pháp, nhiệm trì xứ phi xứ, khiến tánh chẳng động chuyển bất khả đắc vậy. Vào "Nhã" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh bị rõ biết bất khả đắc vậy. Vào "Lạc tha" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh chấp trước nghĩa bất khả đắc vậy. Vào "Kha" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh nhân bất khả đắc vậy. Vào "Bạc" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh khá phá hoại bất khả đắc vậy. Vào "Xước" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh ưa muốn che bất khả đắc vậy. Vào "Táp ma" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh khá nghĩ nhớ bất khả đắc vậy. Vào "Hạp phược" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh khá hô triệu bất khả đắc vậy. Vào "Ta" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh dũng kiện bất khả đắc vậy. Vào "Kiện" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh dày bình đẳng bất khả đắc vậy. Vào "Sai" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh chứa nhóm bất khả đắc vậy. Vào "Nõa" tự môn, ngộ tất cả pháp lìa các ồn ào tranh cãi không lui không đến, đi đứng nằm ngồi bất khả đắc vậy. Vào "Phả" tự môn, ngộ tất cả pháp quả báo khắp đầy bất khả đắc vậy. Vào "Tắc ca" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh chứa nhóm đống bất khả đắc vậy. Vào "Dật Ta" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh tướng suy lão bất khả đắc vậy. Vào "Chước " tự môn, ngộ tất cả pháp nhóm đống nơi dấu chân bất khả đắc vậy. Vào "Tra" tự môn, ngộ tất cả pháp tánh đuổi ngặt nhau bất khả đắc vậy. Vào "Trạch" tự môn, ngộ tất cả pháp nơi chỗ rốt ráo bất khả đắc vậy.
Thiện Hiện! Tự môn như thế là năng ngộ vào ngằn mé của pháp không. Ngoại trừ tự môn như thế ra, để nêu chỉ các pháp không, lại là chẳng khá được. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì nghĩa các chữ như thế chẳng khá tuyên thuyết, chẳng khá chỉ rõ, chẳng khá chấp lấy, chẳng khá viết cầm, chẳng khá xem xét được vì lìa các tướng vậy. Thiện Hiện! Ví như hư không là chỗ bị về đến của tất cả vật, các tự môn đây cũng lại như vậy. Các nghĩa pháp không đều vào môn này mới được rõ ràng. Thiện Hiện! Vào chữ "Nhả" đây thảy, gọi là vào các tự môn.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối vào các tự môn như vậy, được trí khéo léo, đối các ngôn âm sở thuyên luận sở biểu thị đều không quái ngại, đối tất cả pháp bình đẳng không tánh đều được chứng nhận và thọ trì hết, đối nhiều thứ ngôn âm đều được khéo léo.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng nghe vào các tự môn như thế, ấn tướng ấn cú. Nghe rồi thọ trì, đọc tụng thông lợi, vì kẻ khác giải nói, chẳng tham danh lợi. Do nhờ nhân duyên đây được hai mươi món công đức thù thắng. Những gì hai mươi? Nghĩa là: được nghĩ nhớ dai, được hổ trẽn hơn hết, được sức bền chắc, được chỉ thú của pháp, được tăng thượng giác, được thù thắng huệ, được vô ngại biện, được tổng trì môn, được không nghi lầm, được lời trái thuận chẳng sanh giận ưa, được không cao thấp bình đẳng mà trụ, được đối với hữu tình ngôn âm khéo léo; được uẩn khéo léo, xứ khéo léo, giới khéo léo; được duyên khởi khéo léo, nhân khéo léo, duyên khéo léo, pháp khéo léo; được căn thắng liệt trí khéo léo, tha tâm trí khéo léo; được xem sao lịch khéo léo; được thiên nhĩ trí khéo léo, túc trụ tùy niệm trí khéo léo, thần cảnh trí khéo léo, tử sanh trí khéo léo; được lậu tận trí khéo léo; được thuyết xứ phi xứ trí khéo léo; được đi đường vãng lai thảy uy nghi khéo léo. Thiện Hiện! Đấy là được hai mươi công đức thù thắng.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở đắc văn tự đà la ni môn. Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi hỏi vì sao mà biết Bồ tát Ma ha tát là kẻ phát thú Đại thừa? Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành sáu Ba la mật đa, từ một địa đến một địa, phải biết đấy là Bồ tát Ma ha tát phát thú Đại thừa. Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát khi tu hành sáu Ba la mật đa, từ một địa đến một địa?
Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát biết tất cả pháp không từ đâu đến, cũng không đến đâu. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp không đi không lại, không đâu, không đến. Bởi vì các pháp kia không biến hoại vậy. Bồ tát Ma ha tát này đối với chỗ từ một địa đến một địa, chẳng ỷ lại, chẳng suy nghĩ, tuy là tu trị địa nghiệp mà chẳng thấy địa kia. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành sáu ba la mật đa, từ một địa đến một địa.
Bạch Thế Tôn! Sao gọi là Bồ tát Ma ha tát tu trị địa nghiệp? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ sơ Cực hỷ địa, nên khéo tu trị mười món thắng nghiệp. Những gì là mười? Một là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị tịnh thắng ý lạc nghiệp, vì thắng ý lạc sự bất khả đắc vậy. Hai là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị tất cả hữu tình bình đẳng tâm nghiệp, vì tất cả hữu tình bất khả đắc vậy. Ba là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị bố thí nghiệp vì kẻ thí, kẻ nhận, của đem thí bất khả đắc vậy. Bốn là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị thân cận thiện hữu nghiệp, vì bạn lành, bạn ác không hai tướng vậy. Năm là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị cầu pháp nghiệp, vì các pháp sở cầu bất khả đắc vậy. Sáu là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị thường vui xuất gia nghiệp, vì nhà bị nới bỏ bất khả đắc vậy. Bảy là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị ưa vui thân Phật nghiệp, vì các tướng tùy hảo bất khả đắc vậy. Tám là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị mở rộng pháp giáo nghiệp, vì pháp bị phân biệt bất khả đắc vậy. Chín là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị phá kiêu mạn nghiệp, vì các pháp hưng thịnh bất khả đắc vậy. Mười là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu trị lời hằng chắc chắn ngữ nghiệp, vì tánh của tất cả ngữ ngôn bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ sơ Cực hỷ địa nên khéo tu trị mười món thắng nghiệp như vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ đệ nhị Ly cấu địa, nên đối tám pháp suy nghĩ tu tập, khiến mau viên mãn. Những gì là tám? Một là cấm giới thanh tịnh. Hai là biết ơn trả ơn. Ba là trụ sức an nhẫn. Bốn là thọ thắng vui mừng. Năm là chẳng bỏ hữu tình. Sáu là hằng khởi đại bi. Bảy là đối các Sư trưởng đem tâm kính tin, thưa hỏi, vâng lời, cúng dường, tưởng như thờ Phật. Tám là siêng cầu tu tập Ba la mật đa. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ đệ nhị Ly cấu địa, nên đối tám pháp như vậy, suy nghĩ tu tập, khiến mau viên mãn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ đệ tam Phát quang địa, nên trụ năm pháp. Những gì là năm? Một là siêng cầu đa văn từng không nhàm đủ, với pháp đã nghe chẳng đắm văn tự. Hai là đem tâm vô nhiễm, thường tu pháp thí, tuy khai hóa rộng mà chẳng tự cao. Ba là vì trang nghiêm tịnh độ, trồng các căn lành, tuy dụng hồi hướng mà chẳng tự cử. Bốn là vì hóa hữu tình, tuy chẳng nhàm mỏi vô biên sanh tử mà chẳng tự cao. Năm là tuy trụ hổ trẽn mà không chấp đắm. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ đệ tam Phát quang địa, nên thường an trụ năm pháp như vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ đệ tứ Diệm huệ địa, nên trụ mười pháp thường tu chẳng bỏ. Những gì là mười? Một là ở chỗ vắng lặng, thường chẳng bỏ lìa. Hai là ít muốn. Ba là vui đủ. Bốn là thường chẳng bỏ lìa Đỗ đa công đức. Năm là đối các chỗ học chưa từng nới bỏ. Sáu là đối các dục lạc rất sanh nhàm lìa. Bảy là thường vui phát khởi cùng tâm tịch diệt. Tám là bỏ các vật sở hữu. Chín là tâm chẳng chìm đắm. Mười là đối các sở hữu, vô sở cố luyến. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi trụ đệ tứ Diệm huệ địa, nên trụ mười pháp như vậy thường hành chẳng bỏ.
--- o0o ---