Đức Phật – Ngài là ai?
Trước khi ra đời, Đức Phật được các tu sĩ Ấn Giáo tiên tri rằng con ông sẽ trở thành một vị vua vĩ đại hoặc một nhà hiền triết lừng danh. Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca không muốn con mình trở thành một tu sĩ nên đã giữ Ngài trong cung điện không cho ra ngoài. Là con Vua, ngài được gọi là Thái tử Tất Đạt Đa. Thái tử Tất Đạt Đa được sống trong giàu sang, sung túc nhưng lại luôn cảm thấy thiếu thứ gì đó. Và điều đó đã thôi thúc Ngài đi ra khỏi bức tường thành của cung điện. Ngài đã trông thấy ba điều: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu. Đây là những điều rất bình thường của cuộc đời của mỗi con người nhưng ngay từ nhỏ Ngài đã không hề hay biết. Từ đây Ngài bắt đầu cảm thấy an tâm trong cuộc sống xa hoa như trước nữa. Trên đường trở về cung điện Ngài gặp được một người tu sĩ đang thong dong bước đi thế là đêm Ngài đã từ bỏ vợ con đến một khu rừng dùng gươm cắt tóc và cởi bỏ bộ đồ vua chúa và khoác lên mình bộ đồ tu sĩ.
Trong suốt 6 năm học rất nhiều thầy cùng với 5 người bạn, tu luyện khổ hạnh chỉ ăn một ngày một hạt cơm nên thể xác ai cũng chỉ còn da bọc xương. Ngài quyết định ăn nhiều thực phẩm hơn mỗi ngày nhưng 5 người bạn kia không đồng ý và rời bỏ Ngài. Ngài đến một ngôi làng xin được một bát cháo sữa với mật ong để ăn, xuống dòng sông Nairanjana để tắm và ngồi thiền dưới cội Bồ Đề bất động như một quả núi. 7 ngày sau khi mở mắt ra Ngài thấy sao Mai vừa mọc lên bầu trời Ngài hiểu mình đã tìm ra được cái chưa bao giờ mất, không có gì để Ngài tìm kiếm nữa. Ngài nói: “ Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó”. Vậy Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm ba mươi lăm tuổi (589 BC) và trở thành một vị Phật, tức đấng giác ngộ, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đạo Phật trong đời sống tâm linh của con người
Đạo Phật chính là quá trình, phương pháp tu tập dựa trên những bài học, lời dạy mà Đức Phật đã chứng kiến sau khi giác ngộ và nói lại cho mọi người mọi người cùng giác ngộ.
Đức phật và đạo Phật giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người phật tử. Đạo Phật tuy không dạy người ta cách bi quan, cũng không dạy con người cách lạc quan, đạo Phật dạy những gì thực tiễn. Theo đó, con người được tạo nên từ Danh, Sắc, tâm linh và vật chất. Phật giáo không chấp nhận một linh hồn vĩnh cửu, mà mọi thứ đều sẽ quay về với lẽ tự nhiên nhất của nó. Vạn vật đều như vậy.
“Chính ta làm cho ta ô nhiễm. Chính ta làm cho ta trong sạch.” (Trích trong Kinh Pháp Cú). Đạo Phật dạy con người tin vào nhân và quả nhưng công bình và hợp lý, báo ứng một cách tự nhiên, khách quan, tự động. Đạo Phật không dạy chúng ta coi nhân quả như một kiểu thưởng hay phạt.
Cũng có những người bị phụ thuộc vào đạo Phật, lệ thuộc vào tinh thần như trong những lúc hoạn nạn họ sẽ cầu nguyện, van xin nhưng đó là vô ích. Thay vì đọc kinh cầu nguyện, Đức Phật khuyên con người lên cố gắng hành thiền để ghép mình vô với kỷ luật, biết kiểm soát, tự thanh lọc tâm và giác ngộ. Như vậy thì chính là liều thuốc rất hay cho cả tâm lẫn trí.
Trong đạo Phật không dạy các tín đồ phải cúi đầu sợ hãi, vâng lệnh nên các Phật tử không quỳ lụy phục tùng một oai lực siêu nhiên cầm quyền thưởng phạt và kiểm soát định mệnh của mình. Đạo Phật cũng không buộc tín đồ phải tin theo, không hiến tế, không ép thân xác cực khổ.
Ý nghĩa của cuộc sống này là gì?
“Điểm sai lầm của tất cả những giải thích trên là cố gắng khám phá ý nghĩa của đời sống ở bên ngoài chính mình” Đức Phật và đạo Phật dạy chúng sanh ý nghĩa của cuộc sống này thật ra chính là một quá trình để hiểu về chính mình đúng như thực sự là mình vậy. Để hiểu được chính mình cần phải nghiêm túc giữ gìn giới hạnh, trau dồi và khai triển trí tuệ. Học Phật chính là con đường dẫn con người đi đến con đường giác ngộ, nhìn nhận bản thân và điều chỉnh hành vi bản thân phù hợp hơn. Để tâm được yên và phần xác tránh được những mệt nhọc không đáng có.
> Xem thêm video: Medicine Buddha Mantra - Thần Chú Của Đức Phật Dược Sư
Chuaviet.org