Nguồn năng lượng bảo vệ môi trường trong Giáo lý Phật giáo

date
20/10/2020
Ngày nay toàn thể nhân loại, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển đang phải đối diện với vấn đề khủng hoảng về môi trường, mà tác nhân gây nên những vấn đề ấy chính là con người. Bởi lòng vị kỷ, với những nhu cầu, ham muốn quá độ, mà con người đã lạm dụng, khai thác triệt để các nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên… gây nên sự mất cân bằng hệ sinh thái, BĐKH, nước biển dâng... làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường cũng phải bắt đầu từ chính con người.

Ngày nay toàn thể nhân loại, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển đang phải đối diện với vấn đề khủng hoảng về môi trường, mà tác nhân gây nên những vấn đề ấy chính là con người. Bởi lòng vị kỷ, với những nhu cầu, ham muốn quá độ, mà con người đã lạm dụng, khai thác triệt để các nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên… gây nên sự mất cân bằng hệ sinh thái, BĐKH, nước biển dâng... làm thay đổi cuộc sống của chính con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường cũng phải bắt đầu từ chính con người.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn coi trọng công tác tham gia bảo vệ môi trường và chăm lo an sinh xã hội. Nhất là sau khi Giáo hội tham gia ký kết cùng các tôn giáo và Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBTƯ MTTQ Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Là đại biểu của Đại hội Thi đua yêu nước của MTTQ Việt Nam, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mang tới Đại hội thông điệp về bảo vệ môi trường sống của Giáo hội. Trong đó, Thượng tọa đặc biệt nhấn mạnh đến những bài học giá trị về các giải pháp để con người có trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh mạng của muôn loài chúng sinh đem lại sự hài hòa, cân bằng, và những giá trị phát triển bền vững.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho rằng: Hơn lúc nào hết, các giải pháp bảo vệ môi trường được tìm đến trong giáo lý của Phật giáo như là một nguồn năng lượng hữu hiệu nhất có thể bảo vệ, gìn giữ, đem lại vẻ đẹp tự nhiên của mẹ Trái đất, bảo vệ hành tinh thân yêu của chúng ta.

Đức Phật là bậc Đạo sư đại giác ngộ đã đem đến cho nhân loại thông điệp về hòa bình, sự hòa hợp, an lạc tâm hồn giữa con người, vũ trụ xung quanh chúng ta, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Đức Phật đã dạy các đệ tử ý thức bảo vệ, giá trị của thiên nhiên, nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi.

Với tinh hoa của Phật giáo nhập thế, truyền thống đồng hành cùng dân tộc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu được coi như là một nhân tố quan trọng đảm bảo an sinh xã hội và sự nghiệp phát triển bền vững.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn luôn coi trọng công tác tham gia bảo vệ môi trường và chăm lo an sinh xã hội. Nhất là sau khi Giáo hội tham gia ký kết cùng các tôn giáo và Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBTƯ MTTQ Việt Nam về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong phương hướng hoạt động Phật sự, chương trình mục tiêu nhiệm vụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có ghi rõ là: “Phát huy tinh thần từ bi, kêu gọi tăng ni, phật tử tích cực trong công tác từ thiện xã hội. Bên cạnh việc cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng do thiên tai, nghèo đói, công tác từ thiện xã hội tập trung xây dựng các công trình phúc lợi, nhà tình nghĩa, bảo hiểm y tế xã hội… và tập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, văn hóa tham gia giao thông, giáo dục, y tế xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục mầm non”.

chuaviet.org tổng hợp