Những điều nên biết về sự nhiệm màu của Phật pháp

date
05/10/2020
Sự nhiệm màu của Phật pháp được không ít người xem như một cứu cánh về tinh thần. Khi cuộc sống bế tắc thì nhười ta thường tới cầu Phật, muốn thành công tốt đẹp cũng tới xin Phật, khó khăn hoạn nạn tới khấn Phật sao cho tai qua nạn khỏi. Vậy Phật pháp nhiệm màu liệu có phải là muốn gì được nấy, cầu gì được đó hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Phật pháp nhiệm màu nghĩa là gì?

Đối với nhiều người, Phật pháp màu nhiệm chính là sự thần thông quảng đại. Chư Phật nghe thấu, hiểu rõ tiếng lòng tiếng khổ của chúng sinh và ra tay giúp đỡ, giải quyết mọi khó khăn hoạn nạn. Nhưng có phải chỉ cần quỳ dưới chân Phật, cầu xin khấn vái thì mọi việc sẽ được hanh thông, cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn không?

Nếu sự thật như vậy thì hẳn trên đời này không có người đau khổ, nghèo hèn, không có ai là mất mát buồn thảm. Chỉ tiếc rằng đó không phải là suy nghĩ đúng. Phật giáo cũng như bất kỳ một tôn giáo nào khác, Đức Phật cũng giống như các thánh thần khác đều không có nhiệm vụ là giải cứu thế giới không phải người ra tay là che chở cho tất cả chúng sinh.

Phật giáo chính là đạo giác ngộ, Đức Phật chính là vị thần thánh hướng dẫn giác ngộ. Giác ngộ về tinh thần dẫn đến giác ngộ về hành động chính là yếu tố cơ bản nhất giúp cho con người có thể tự hoàn thiện bản thân mình tự thoát khỏi những khốn khó của cuộc sống. Quyền năng của Phật pháp đó chính là dẫn dắt ý chí, định hướng cho con người vươn tới chân thiện mỹ.

Con đường đến với Phật pháp nhiệm màu

Phương tiện dẫn dắt con người đến sự giác ngộ đó chính là trí tuệ giúp con người có thể nhìn nhận thấu hiểu sâu sắc mọi vấn đề. Trí tuệ chính là nền tảng cơ bản của sự tỉnh táo, sáng suốt, kiểm soát được dục vọng và loại bỏ nghiệp ác. Khi con người có trí tuệ thì sẽ nhận được sự giác ngộ nhanh nhất và sẽ thấy rõ được sự kỳ diệu của Phật pháp.

Người hiểu luân lý kinh phật pháp nhiệm màu không cầu xin Đức Phật bất cứ điều gì mà chỉ mong được soi đường dẫn lối hướng dẫn để tu dưỡng đúng đạo. Do đó, Phật giáo chính là đạo bồi dưỡng và khuyến khích trí tuệ của chúng sinh. Có 2 loại trí tuệ đó là: Trí tuệ vô sư và trí tuệ hữu sư.

Trí tuệ hữu sư là trí do học hỏi từ những người xung quanh như: Thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp,… Thông qua những lời chỉ dẫn đó, những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống, những lời dặn dò bảo ban mà chúng ta đã dần có thể tích lũy được những kiến thức hữu ích cho riêng bản thân mình.

Trí tuệ vô sư là trí tuệ có sẵn trong mỗi con người ngay từ khi sinh ra. Ví dụ: Nhân chi sơ tính bản thiện, lương thiện cũng là một loại trí tuệ quý giá mà bất cứ ai cũng sở hữu. Tuy nhiên, nếu như không có người dẫn dắt thì loại trí tuệ này sẽ bị lãng quên. Do đó, nên cần tới Phật, Bồ Tát hay những vị tăng sư, những người truyền giáo kinh phật pháp nhiệm màu dìu dắt và khai mở loại trí tuệ này.

Khi con người có trí và nhận ra được bản chất của cuộc đời thì tự mình có thể vượt qua khó khăn để tìm thấy sự an nhiên, bình thản. Nhờ có Phật pháp mà con người tỉnh mộng, khơi dậy cả trí tuệ vô sư và hữu sư, chuyển từ mê sang ngộ, chuyển từ sai lầm sang con đường đúng đắn, chuyển từ khờ dại sang khôn ngoan hơn, chuyển từ nghiệp sang hạnh lành. Điều đó chính là sự nhiệm màu của Phật pháp.

Nếu bạn là người hướng Phật, quỳ dưới chân tam bảo, hành ngày cúng dường đọc kinh thì phải hiểu được những đạo lý này. Bản thân mỗi con người đều có Phật tính, thông qua tu dưỡng mà Phật tính được bộc lộ đó chính là điều đáng quý nhất của việc tu hành. Những người miệng đọc kinh Phật nhưng lòng lại có tà niệm, không giác ngộ, không học hỏi thì điều đó tuyệt đối không có ý nghĩa gì.

Sự nhiệm màu của tâm linh nằm ở tâm ý tương thông, giữa tâm hồn và đạo có sự ăn ý với nhau, thấu hiểu và quán triệt. Phật giáo chính là tôn giáo khuyến khích tất cả mọi người học tập trí tuệ. Bởi chỉ cần có trí tuệ thì con người mới hết u mê, không dung túng cho điều xấu và cái ác, không lạc lối.

Người học đạo thì đạo sẽ ứng người. Tất cả các vị chư Phật, Bồ Tát đều thành chánh quả là nhờ khắc khổ tu hành đều từ người bình thường trở thành đấng siêu nhiên. Chính vì thế, sở cầu đắc sở nguyện, những điều con người thực sự tha thiết, thực sự khẩn cầu mong muốn đều có thể trở thành hiện thực chỉ với con đường giác ngộ. Quỳ dưới chân Phật không làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, Phật pháp chỉ nhiệm màu khi con người hiểu được ý nghĩa cơ bản của Phật giáo.

Chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin về Phật pháp nhiệm màu. Mong rằng đã góp phần giúp các bạn hiểu rõ hơn để tìm ra chân lý của cuộc sống, mang đến cho bản thân mình sự nhiêm màu đúng nghĩa nhất của Phật pháp.

> Xem thêm video: Thần Chú Địa Tạng Vương Bồ Tát - Oṃ Ha Ha Ha Vismaye Svāhā 

Chuaviet.org tổng hợp