“Bí quyết” đánh bay hôi miệng dễ dàng, hiệu quả
Khi bị hôi miệng, ngoài việc đến nha khoa để được tư vấn và điều trị, bạn hoàn toàn có thể xử lý nhanh căn bệnh này tại nhà bằng việc áp dụng các bài thuốc dân gian rất đơn giản, an toàn, hiệu quả lại cao. Trong số các loại dược liệu giúp điều trị hôi miệng thì lá ổi được xem là một phương thuốc rất quen thuộc và được nhiều người áp dụng.
Nếu vườn bạn có trồng ổi, hãy hái chúng sử dụng, nếu không trồng có thể tìm xin những nhà xung quanh hoặc mua ở chợ, bạn sẽ có ngay trong tay “bí kíp” giúp đánh bay mùi hôi hơi thở nhanh chóng.
Hôi miệng là bệnh gì?
Đây là một tình trạng thường gặp phải ở rất nhiều người. Hôi miệng là vấn đề hơi thở có mùi hôi hoặc miệng phát ra mùi hôi khi nói chuyện. Hôi miệng xuất hiện ở 60% người trên thế giới. Ngay cả khi bạn đã chăm sóc răng miệng thường xuyên hoặc ăn ít các loại thực phẩm gây mùi nhưng vẫn bị chứng bệnh này ám ảnh.
Miệng bị hôi
Miệng bị hôi có thể là liên quan đến các vấn đề như: miệng, nướu, lưỡi, amidan, mũi, thực quản, dạ dày,… Hôi miệng gặp phải ở cả đối tượng cả người lớn và trẻ em (3,4 tuổi hoặc cả trẻ dưới 2 tuổi) và phụ nữ đang mang thai. Một số người bị căn bệnh này quấy rầy trong một khoảng thời gian dài và rất khó khắc phục.
Trong 60% người mắc bệnh hôi miệng trên thế giới thì có đến 20% trong số đó là những người mắc bệnh nặng và lâu năm. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý về răng lợi không chữa dứt điểm, các thói quen sinh trong ăn uống, sinh hoạt hoặc các bệnh lý liên quan khác.
Nguyên nhân nào gây hôi miệng?
+ Vấn đề ở khoang miệng
Có đến hơn 90% vấn đề hôi miệng phát sinh từ chính khoang miệng. Trong khoang miệng con người chứa đến 600 loại vi khuẩn. Mùi hôi sản sinh ra là do sự phân hủy các protein tạo thành các axit amin. Ngoài ra, lưỡi, nướu, các lỗ sâu răng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
+ Thói quen ăn uống, sinh hoạt
Việc tiêu thụ nhiều loại đồ ăn nặng mùi như hành, tỏi và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như hút thuốc lào, thuốc lá, vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
+ Bệnh lý ở mũi, dạ dày
Các vấn đề về xoang mũi cũng có thể dẫn đến việc hơi thở có mùi khó chịu. Không khí từ mũi thoát ra có mùi hăng khác hẳn so với từ miệng. ngoài ra, các vấn đề về dạ dày, amidan, thực quản đều có khả năng là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.
+ Thẩm mỹ răng
Một số người sau khi thực hiện các can thiệp trên răng như bọc răng sứ, trám răng hoặc làm trắng răng có thể bị hôi miệng dù trước đây chưa từng bị bệnh này. Nguyên nhân có thể xuất phát từ kỹ thuật làm không tốt dẫn đến các vấn đề ở nướu lợi và làm cho hơi thở có mùi.
Hướng dẫn cách chữa bệnh hôi miệng bằng lá ổi
Tại sao lá ổi lại chữa hôi miệng?
Hôi miệng chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém khiến thức ăn bám lại trong răng và khoang miệng, vi khuẩn sẽ tiêu hóa chỗ thức ăn đó và tạo thành một lớp chất nhầy có màu trắng bám dính quanh răng được gọi là mảng bám. Vi khuẩn khoang miệng sẽ phát triển nhanh hơn và sinh sản ra các loại độc tố khiến nướu bị kích ứng, viêm lưỡi gây sưng đỏ và khiến miệng có mùi hôi khó chịu.
Trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất như: vitamin C, isoflavonoid, hợp chất phenol, axit tannic, axit malic,… có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Đặc biệt, trong lá ổi còn có thành phần flavonoid – hợp chất có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây ra bệnh về răng miệng rất hiệu quả.
5 cách dùng lá ổi chữa hôi miệng hiệu quả
+ Nhai lá ổi:
Bạn có thể dùng vài lá ổi nghiền nhỏ và trộn với 1 ít muối, sau đó đem nhai trực tiếp 2 lần/ngày.
Phương pháp nhai lá ổi vừa giúp sạch miệng, đánh tan các mảng cao bám trên răng vừa giúp giảm hẳn tình trạng viêm nướu lợi, làm cho răng trắng sáng và chắc khỏe hơn. Một lưu ý nhỏ là không nên nhai vào lúc bụng đói.
+ Uống trà lá ổi:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: lá ổi non, mật ong, bột nghệ, bột quế.
- Đầu tiên mang một ít lá ổi tươi đi rửa sạch, cho vào nồi nước sôi và đun trong 15 phút để lá ổi tiết ra chất thuốc. Sau đó bạn tiếp tục hạ nhỏ lửa và cho thêm bột nghệ và bột quế vào khuấy đều.Bước cuối cùng là bỏ thêm mật ong vào hỗn hợp trên và tắt bếp là đã có món trà lá ổi. Bạn chắt lấy phần nước này và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
- Nên uống trà lá ổi mỗi 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng đáng kể.
- Tuy nhiên, bạn không nên dùng loại trà này quá nhiều vì bột quế có tính nóng. Bạn cũng có thể nấu trà lá ổi mà không cần cho thêm bột quế. Công thức trà lá ổi giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và cải thiện sức khỏe gan thận rất tốt.
+ Ngậm nước lá ổi với bạc hà:
Bạn mang lá ổi và bạc hà đi xay lấy nước cốt, sau đó ngậm chúng trong miệng 5 phút. Hãy súc họng thật mạnh bằng hỗn hợp trên để loại bỏ mảng bám trên răng rồi súc miệng lại với nước sạch. Nếu dùng không hết có thể bảo quản nước ép lá ổi bạc hà trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nguyên liệu này chỉ nên dùng trong 3 ngày rồi thay mới.
+ Súc miệng bằng nước lá ổi:
Bạn có thể đun sôi lá ổi non và thêm vào đó một chút muối biển, sau đó dùng khăn sạch vắt lấy phần nước cốt và dùng nước lá ổi súc miệng 2–3 lần/ngày.
Nên súc nước lá ổi sau khi đánh răng hoặc bất cứ khi nào trong ngày, tối thiểu là 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Bạn chuẩn bị vài lá ổi và ngâm nước muối, sau đó rửa sạch. Xay nhuyễn lá ổi với tí nước, vắt lấy nước cốt và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi khi đánh răng, bạn trộn đều nước cốt lá ổi với kem để đánh răng. Lưu ý là chỉ nên trộn vừa đủ cho 1 lần đánh.
Lưu ý khi chữa hôi miệng bằng lá ổi tại nhà
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận và sạch sẽ hàng ngày kết hợp súc miệng bằng nước lá ổi.
- Phương pháp sử dụng lá ổi để uống như trà không nên thực hiện khi bụng đói, sẽ kích thích dạ dày tăng tiết dịch.
- Tránh việc ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm và uống đồ ngọt. Vì vi khuẩn yếm khí trong miệng sẽ phát triển mạnh mẽ vào ban đêm sẽ khiến hôm sau hơi thở của bạn rất khó chịu.
- Tránh dùng rượu, cà phê và thuốc lá.
- Nên uống nhiều nước để cho cơ thể đủ nước, vì như thế khoang miệng sẽ tiết nước bọt giúp làm sạch thức ăn dư thừa từ miệng, giết chết vi khuẩn làm hơi thở của bạn có mùi.
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)