Dưới đây là một số món ăn nhằm hỗ trợ điều trị tốt cho người mắc viêm loét dạ dày tá tràng:
1. Cháo hạt sen
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Gạo tẻ vo sơ cho hết bụi bẩn, ngâm trong nước khoảng 20 phút.
– Hạt sen bỏ tim, ngâm trong nước 1 giờ rồi vớt ra.
– Cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi nấu thành cháo.
– Khuấy đều cho thêm đường vào rồi tắt bếp.
– Sử dụng cháo hạt sen khi còn nóng thay vào bữa ăn chính hàng ngày.
– Kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Công dụng:
Cháo hạt sen là món ăn giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, giảm áp lực cho dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày, thư giãn tinh thần và làm chậm sự tiến triển của bệnh.
2. Canh đu đủ nấu sườn
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch cắt thành miếng.
– Lạc ngâm với nước trong 30 phút.
– Bỏ tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đun trên lửa to với lượng nước vừa đủ.
– Sau khi nước sôi, chuyển sang ninh nhỏ lửa trong 3 tiếng.
– Nêm nếm gia vị muối, bột ngọt vừa ăn rồi tắt bếp.
– Sử dụng làm canh ăn khi còn nóng giúp mang lại hiệu quả điều trị cao.
Công dụng
Món ăn canh đu đủ nấy sườn có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ thông tiện, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mãn tính, viêm trực tràng và các vấn đề về tiêu hóa.
3. Bao tử heo nấu quýt
Nguyên liệu:
Cách làm:
– Bao tử heo rửa sạch, thái thành lát dài.
– Cho bột trần bì, bao tử heo và quýt vào nồi nấu với lửa nhỏ.
– Nấu cho đến khi canh chín và đặc thì nêm nếm gia vị tiêu, muối, bột ngọt cho vừa ăn.
– Sử dụng khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt.
– Kiên trì thực hiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày dần được đẩy lùi.
Công dụng:
Sử dụng món ăn bao tử heo nấu quýt có tác dụng nhuận khí khai vị, rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Bên cạnh đó, BS Trần Quang Nhật chia sẻ trên báo Sức Khỏe Đời Sống rằng, người bệnh dạ dày nên kết hợp quá trình điều trị đưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc.
– Ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa.
– Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho tiêu hóa.
– Một ngày chia thành nhiều bữa ăn, số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi.
– Nếu bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói là trường hợp tăng toan, người bệnh có thể ăn thêm rau xanh, tinh bột khô giúp trung hòa dịch axit của dạ dày như: Bánh đa nướng, bánh quy cốm gạo rang, có thể dùng bột nghệ mật ong vào buổi sáng ngủ dậy sẽ rất tốt…
– Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, hạn chế ăn các thực phẩm muối mặn (dưa cà muối) và các loại bánh quá ngọt. Tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá…
– Khi bị viêm mũi, viêm họng hoặc khoang miệng phải chữa trị kịp thời để tránh nuốt vi khuẩn vào dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày.
– Chú ý một số thuốc có corticoid, thuốc giảm đau, chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)