Chùa Mật Đa Thanh Hóa - Nét đẹp tâm linh xứ Thanh

date
09/11/2020
Không phải là điểm đến được đánh giá cao trong “bản đồ du lịch Việt Nam”, nhưng du lịch Thanh Hóa cũng có nhiều điểm đến cực hấp dẫn, thích hợp cho những chuyến khám phá ngắn ngày. Trong đó chùa Mật Đa ngôi chùa cổ ở tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách. Mật Đa Tự (Chùa Mật Đa) còn gọi là Nam Ngạn Tự. Tên gọi Mật Đa Tự có nghĩa là rừng cây hoa thơm trái ngọt của đất Phật, có nhiều quả phúc, vùng đất địa linh nhân kiệt.  Chùa Mật Đa  nay thuộc làng Nam Ngạn, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về hướng Đông Bắc.

Không phải là điểm đến được đánh giá cao trong “bản đồ du lịch Việt Nam”, nhưng du lịch Thanh Hóa cũng có nhiều điểm đến cực hấp dẫn, thích hợp cho những chuyến khám phá ngắn ngày. Trong đó chùa Mật Đa ngôi chùa cổ ở tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách.

Mật Đa Tự (Chùa Mật Đa) còn gọi là Nam Ngạn Tự. Tên gọi Mật Đa Tự có nghĩa là rừng cây hoa thơm trái ngọt của đất Phật, có nhiều quả phúc, vùng đất địa linh nhân kiệt.

Chùa Mật Đa  nay thuộc làng Nam Ngạn, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về hướng Đông Bắc.

Mật Đa Tự (Chùa Mật Đa) còn gọi là Nam Ngạn Tự. Tên gọi Mật Đa Tự có nghĩa là rừng cây hoa thơm trái ngọt của đất Phật

Lịch sử chùa Mật Đa

Ban đầu, phá Chùa Mật Đa được dựng bằng vách đất, lợp lá ở ngoài đê sông Mã, thuộc ấp Hòa Bình, thờ tượng Phật nặn bằng đất sét. Năm 1723, chùa được di dời vào vị trí hiện nay, và xây mới hoàn toàn. Đến năm 1928, chùa được trùng tu lần thứ nhất.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa Mật Đa là Sở chỉ huy, là nơi tập kết lương thực, thực phẩm, đạn dược, là nơi cấp cứu và nuôi dưỡng bộ đội, dân quân bị thương. Các sư sãi trong chùa phải xé cả màn để băng bó vết thương, tháo cả cửa để làm chỗ nằm cho thương binh…

Trải qua nhiều biến cố của thiên nhiên và thăng trầm của lịch sử, chùa Mật Đa có thời xuống cấp nghiêm trọng. Vài năm trở lại đây, chùa đã được trùng tu, và tôn tạo, trở nên khang trang, to đẹp hơn xưa.

Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói

Kiếm trúc chùa

Kiến trúc hình chữ Đinh gồm nhà Tiền đường 5 gian và Hậu Cung chùa 2 gian. Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói. Bên trong chính diện là bức đại tự sơn son thếp vàng chạm 3 chữ ‘‘Mật Đa Tự ’’ và gian giữa là bức đại tự với dòng chữ ‘‘Pháp giới mông huân”. Hậu cung chùa là nơi đặt tượng Phật. Ngoài hệ thống tượng pháp khá đầy đủ, chùa Nam Ngạn còn có tượng Tổ và tượng Mẫu. Hai pho tượng Hộ pháp khuyến thiện và trừ ác cao hơn 3m. Ở gian phía tả nơi chính diện còn lưu giữ được một pho thổ tượng với đường nét uyển chuyển.

Chính điện chùa Nam Ngạn hôm nay với những bức cửa võng được chạm trổ hoa văn: ‘‘Lưỡng long chầu nhật” với hai giải rũ mà mỗi giải tạo hình chim phượng chầu vào. Đây là một ngôi chùa có bức cửa võng mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Trong hậu cung chùa các pho tượng Phật uy nghiêm nơi Tam Bảo, toát lên tinh thần ‘‘Hòa quang đồng trần” phụng sự cuộc sống xã hội và đời sống tâm linh.

Chùa được xây dựng với kết cấu khung gỗ lim, có chạm trổ hoa văn, mái cong lợp ngói.

Chùa Mật Đa tổ chức lễ vu lan báo hiếu

Tối ngày 17/8 ( tức là ngày 15/7 âm lịch), chùa Mật Đa, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Đại lễ vu lan báo hiếu Phật lịch 2560, dương lịch 2016. Dự buổi lễ có đại diện Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh.

Lễ vu lan báo hiếu là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên

Lễ vu lan báo hiếu là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc có công với đất nước. Đồng thời giúp mọi người tiếp cận những ý nghĩa giáo đục đầy nhân bản của văn hóa Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”.

Trong không khí tôn nghiêm, trang trọng của Đại lễ, các chư tăng và phật tử đã tiến hành các nghi thức dâng hoa để tỏ lòng tôn kính Đức Phật, cảm niệm ý nghĩa vu lan, lễ rửa chân báo hiếu cha mẹ và lễ cài hoa hồng – thể hiện tình cảm thiêng liêng cao quý của những người con dành cho các bậc sinh thành.

chuaviet.org tổng hợp