Chùa Diên Thọ - Quảng Trị

date
31/10/2020
Chùa Diên Thọ tọa lạc ở làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cách ngã ba Diên Sanh 4km và cách tỉnh lộ 8 chừng gần 500m về phía Đông bắc. Chùa thuộc hệ phái phật giáo Bắc Tông.

Chùa Diên Thọ hay còn có cái tên khác là Chùa Diên An, thuộc địa phận làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cách tỉnh lộ 8 khoảng 500m về phía Đông Bắc và cách ngã ba Diên Sanh 4km. Chùa là một trong những phái phật giáo Bắc Tông nổi tiếng trong khu vực.

Những vết tích ban đầu về chùa Diên Thọ nay đã không còn, nhưng theo sổ sách ghi chép lại, các nhà lịch sử học cho rằng, ở những ngày đầu khởi dựng, Diên Thọ là một ngôi chùa tranh vách đất nhỏ, đặt nền móng theo kiến trúc đền Chăm. Dấu tích còn lại của ngôi chùa là một bức tượng phật và bề thờ của người Chăm. Cho đến thế kỷ XVIII, chùa Diên Thọ mới được chính thức trùng tu và nâng cấp, trở thành điểm du lịch khang trang như bây giờ.

Tìm hiểu về lịch sử xây dựng chùa Diên Thọ, về những người có công trong việc tạo dựng cũng như trùng tua chùa quả là một điều bí ẩn. Nguyên nhân là tư liệu trong chùa đã bị mất, sử sách người xưa cũng không có đề cập. Tài sản duy nhất còn giữ lại trong chùa đó chính là bức hoành phi cùng lời truyền kêt. Theo đó, chùa Diên Thọ được xây dựng vào thời nhà Hậu Lê, dưới thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát.

Chùa Diên Thọ có cổng chính quay về hướng Tây, đặt trên một khu đất rất rộng, với diện tích khoảng 5000m2. Phía trước chùa là ruộng lúa, hồ sen, bên phải chùa là rừng cây xanh mát, bên trái chùa là mảnh đất rộng trống, đằng sau là khu dân cư đông đúc.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, một phần di tích của chùa Diên Thọ nay đã không còn cũng như đã thay đổi không nhủ kiến trúc vốn có của nó, đặc biệt là trong cuộc đại trùng tu năm 2002. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta không thể phủ nhận được rằng, chùa Diên Thọ là một trong số ít ngôi chùa cổ đẹp nhất tại tỉnh Quảng Trị.

Về tổng thể, chùa Diên Thọ bao gồm các khu chính sau: Cổng Tam quan, đài Quan Âm, Tiền đường, nhà Tăng và chánh điện.

Hai công trình Tiền đường và chính điện của chùa Diên Thọ tuy là riêng lẻ nhưng lại được kết nối với nhau theo kiểu kiến trúc nhà ghép hình chữ nhị. Điều này khiến cho không gian trong chùa được vuông vắn hơn.

Tiền đường là một công trình gồm có 6 vài và 5 năm. 6 vài có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, mỗi 1 vài có 2 loại cột đó là cột con và cột cái. Nếu kèo hạ được trang trí hoa văn tỉ mỉ ở ca 3 mặt thì kèo thượng được trang trí họa tiết ở phần bụng. Ngoài ra, Tiền đường còn có cả hệ thống xà dọc, xà ngang, xà thượng, xà hạ, con xỏ, đòn tay,... được kết nối với nhau theo kết cấu rất khít.

Để thêm phần kiên cố, chùa Diên Thọ còn được đặt thêm 1 xà cò phía trên, móc nối hai vì ở đoạn giao của trụ tiêu. Xà này cũng được trang trí họa tiết vô cùng nổi bật, ở hai đầu là con chêm hình đầu dơi rất đẹp.

Bước vào chánh điện, bạn sẽ bắt gặp một bệ cao đặt bộ tượng Tam Thế, gồm 3 pho tượng trên tòa sen, mắt hiền từ nhìn xuống phía dưới. Bệ thấp hơn thờ Phật Thích Ca. Ở gian bên có thờ tượng Quan thế  m, phía sau là nơi đặt khám thờ vong.

Ngoài những giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc kể trên, chùa Diên Thọ vẫn còn lưu giữ nhiều bảo vật có giá trị, tiêu biểu như 5 sắc phong của triều nhà Nguyễn: Sắc Quan Thánh Đế Quân Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Thành Hoàng chi thần, phong tặng theo chiếu lễ Đàm  n, cấp ngày 24 tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (1880); Sắc Dực Bảo Trung Hưng Đế Quân, cấp ngày 1 tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (1887); Sắc Dực Bảo Trung Hưng Quan Thánh Đế Quân Bảo An Chánh Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng Dực Bảo Trung Hưng Thành Hoàng chi thần, phong tặng theo chiếu lễ Đàm  n, cấp ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909) và Sắc Dực Bảo Trung Hưng Quan Thánh Đế Quân, phong tặng theo chiếu lễ Đàm  n, cấp ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).

Hồng Anh/chuaviet.org (tổng hợp)