Chùa Hương Lãng Hưng Yên

date
06/10/2020
Chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Tương truyền chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ XI. Chùa có quy mô lớn, trên diện tích ngót một héc ta, gồm nhiều tòa, bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Từ ngoài vào là Tam quan, có ba lối vào, rồi bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Từ cấp này lên cấp thứ hai cũng có ba lối lên. Cấp thứ ba là khu chính, bao gồm nhà tăng, nhà hội đồng, phật điện. Đáng tiếc là chùa bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1955 bắt đầu được trùng tu lại.

Chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm. Tương truyền chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ XI. Chùa có quy mô lớn, trên diện tích ngót một héc ta, gồm nhiều tòa, bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Từ ngoài vào là Tam quan, có ba lối vào, rồi bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Từ cấp này lên cấp thứ hai cũng có ba lối lên. Cấp thứ ba là khu chính, bao gồm nhà tăng, nhà hội đồng, phật điện. Đáng tiếc là chùa bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1955 bắt đầu được trùng tu lại.

Tương truyền, chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng vào thời Lý, khoảng năm 1115. Chùa có quy mô lớn, trên diện tích ngót một héc ta, gồm nhiều tòa, bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Bao gồm, cổng tam quan với ba lối vào, bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Chùa được chia thành ba cấp, từ cấp này lên cấp thứ hai cũng có ba lối lên, cấp thứ ba là khu chính. Nơi đây là một khu gồm nhà tăng, nhà hội đồng, phật điện. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị phá huỷ, đến năm 1955 mới trùng tu lại.

Chùa quay hướng chính ra sông Lạng. Toà tiền đường bố trí trên bậc thềm cao với thành bậc chạm hình sấu đá. Công trình có kiến trúc kiểu vì kèo con chồng đấu sen với bốn hàng chân cột. Tất cả các cột đều được kê trên các tảng kê bằng đá trang trí hoa văn hình cánh sen, phong cách thời Lý. Các bộ vì kèo được làm bằng gỗ lim có chạm khắc hoa văn các đề tài hoa lá. Các khối nổi trên bề tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và chau chuốt, không có chỗ ngắt nhịp đột ngột. Có thể nói đây là một bệ tượng đồ sộ nhất của Thời Lý hiện còn được lưu giữ tại di tích. Ngoài ra, chùa còn có mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng, chồn và hoa cúc dây; 4 cột đá vuông góc đỡ các xà đá của công trình, nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh hoa sen và hoa cúc rất tỉ mỉ và tinh vi. Đây là những tác phẩm vô giá của Thời Lý còn được lưu giữ.

Tòa đại bái quay hướng chính chùa nhìn ra sông Lạng, gần đường làng, được phục hồi năm 2005, với quy mô 7 gian, dài 20m, rộng 5m. Muốn vào trong tòa tiền đường phải qua các bậc thềm, ở đây các bậc thềm, được ngăn cách thành 5 lối bởi 6 thành bậc chạm hình sấu đá nằm quay đầu ra phía trước. Toà tiền đường có kiến trúc kiểu vì kèo con chồng đấu sen với bốn hàng chân cột, tất cả các cột đều được kê trên các tảng kê bằng đá trang trí hoa văn hình cánh sen, phong cách Thời Lý. Các bộ vì kèo được làm bằng gỗ lim được chạm khắc hoa văn các đề tài hoa lá cách điệu.

  

Chùa Hương Lãng, còn gọi là chùa Lạng hay chùa Giác Viên, tọa lạc tại thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Tòa hậu cung cách tòa tiền đường một khoảng trống. Hậu cung có kiến trúc kiểu chồng diềm, hai tầng tám mái. Giữa hậu cung là “Linh vật” sư tử đội tòa sen tạo thành bệ đá lớn. Bệ đá hoa sen này có tổng chiều dài 4,2m, rộng 3,5m, cao 1,15m được ghép bằng các viên đá vuông chạm hình hoa sen mềm mại, các khối nổi trên bề tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và chau chuốt, không có chỗ ngắt nhịp đột ngột. Đây là đặc trưng riêng của nghệ thuật điêu khắc Thời Lý.

 

Tầng đế dạng hình hộp chữ nhật được ghép bằng nhiều phiến đá hình chữ nhật, bằng đá trì; đế được tạo thành bốn cấp thu dần vào, mỗi bậc cao 0,13m, rộng 0,5m. Phần thân bệ đá tạc hình tượng sư tử, được ghép bằng nhiều phiến đá lại với nhau. Hai bên mình tượng đã bị vỡ, chỉ còn lại phần cuối. Có thể nói đây là một bệ tượng đồ sộ nhất của Thời Lý hiện còn được lưu giữ tại di tích. Pho tượng Phật ngồi trên bệ đá này đã bị thất truyền trong kháng chiến chống Pháp, vì vậy năm 2005, Ban Quản lý Di tích chùa cùng nhân dân đã đóng góp tiền của tạo một pho tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đặt lên bệ. Ngoài ra, trong gian tam bảo còn đặt tượng thánh hiền, Đức Trần Triều.

 

Chùa Hương Lãng hiện còn lưu giữ nhiều di vật thời Lý rất đặc sắc và độc đáo. Cũng tại nơi đây người ta đã phát hiện ra di chỉ được đặt tên là Di chỉ Chùa Lạng gồm tượng sư tử còn gọi là ông Sấm. Tượng được tạo bằng phiến đá lớn, dài 2m80, rộng 1m50, cao 0m90 dùng làm bệ cho một pho tượng nào đó nay không còn nữa. Hai đầu của phiến đá chạm khắc thành hình đầu và phía sau của con sư tử. Mặt sư tử tạo tác dũng mãnh, mũi to căng tròn, cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao. Mông sư tử căng tròn, trang trí dày đặc hoa văn xoắn ốc và hoa cúc dây; bốn cột đá vuông bốn góc đỡ các xà bằng đá của công trình trước đây và nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh sen và hoa cúc.

  

Bệ tượng sư tử đội tòa sen

Chùa có mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng và chồn, hoa cúc dây, bốn cột đá vuông bốn góc đỡ các xà bằng đá của công trình trước đây và nhiều tảng đá chân cột chạm khắc cánh sen và hoa cúc. Trong chùa có một tấm bia bằng đá ghi lại việc trùng tu chùa vào thế kỷ 16.

Vì những giá trị về văn hóa - lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, chùa Hương Lãng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 13-3-1974.

chuaviet.org tổng hợp