Chứng Đạo Ca Trực chỉ đề cương

date
26/09/2020
Chứng Đạo Ca

Chứng Đạo Ca

Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư

Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

Mục lục
 

 Tiểu dẫn
 
Thi ca 1  Cái thấy của người chứng đạo
 
Thi ca 2 Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
 
Thi ca 3 Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
 
Thi ca 4 Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
 
Thi ca 5 Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
 
Thi ca 6 Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
 
Thi ca 7 Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
 
Thi ca 8 Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
 
Thi ca 9 Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
 
Thi ca 10 Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
 
Thi ca 11 Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
 
Thi ca 12 Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
 
Thi ca 13  Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
 
Thi ca 14  Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
 
Thi ca 15 Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
 
Thi ca 16  Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
 
Thi ca 17  Cái thấy của người chứng đạo sanh tử bất tương can
 
Thi ca 18 Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
 
Thi ca 19 Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
 
Thi ca 20  Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
 
Thi ca 21  Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
 
Thi ca 22  Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
 
Thi ca 23  Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
 
Thi ca 24  Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
 
Thi ca 25  Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
 
Thi ca 26  Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
 
Thi ca 27  Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
 
Thi ca 28  Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
 
Thi ca 29  Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
 
Thi ca 30  Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
 
Thi ca 31  Cái thấy của người chứng đạo truyền bá chánh pháp là một nhiệm vụ cao cả
 
Thi ca 32  Cái thấy của người chứng đạo về một là tất cả, tất cả là một
 
Thi ca 33  Cái thấy của người chứng đạo pháp giới nhất chân
 
Thi ca 34  Cái thấy của người chứng đạo Như như bất động
 
Thi ca 35  Cái thấy của người chứng đạo về không được mới là được tất cả
 
Thi ca 36  Cái thấy của người chứng đạo về tự tại bất tư nghì
 
Thi ca 37  Cái thấy của người chứng đạo Tây thiên tứ thất, Đông độ nhị tam
 
Thi ca 38  Cái thấy của người chứng đạo qua vấn đề Chân Vọng hữu vô
 
Thi ca 39  Cái thấy của người chứng đạo Tâm pháp căn trần
 
Thi ca 40  Cái thấy của người chứng đạo nỗi ưu tư về pháp nhược ma cường
 
Thi ca 41  Cái thấy của người chứng đạo Tâm là động cơ tạo nghiệp
 
Thi ca 42   Cái thấy của người chứng đạo vui bằng cái vui của chính mình
 
Thi ca 43  Cái thấy của người chứng đạo Chánh giáo, tà giáo có giá trị riêng của nó
 
Thi ca 44  Cái thấy của người chứng đạo không đem pháp cứu cánh diễn ra phương tiện
 
Thi ca 45  Cái thấy của người chứng đạo đúng và sai của tục đế không có giá trị chân thật
 
Thi ca 46  Cái thấy của người chứng đạo giá trị của một tu sĩ là hành giả không là học giả
 
Thi ca 47  Cái thấy của người chứng đạo chủng tánh tà, căn tánh hạ liệt, khó học, hành và chứng đạo
 
Thi ca 48  Cái thấy của người chứng đạo căn cảnh song vong là Phật
 
Thi ca 49 Cái thấy của người chứng đạo tội tánh bổn không. Thiền ngay cõi dục
 
Thi ca 50  Cái thấy của người chứng đạo thật tánh của tội là không có tánh gì
 
Thi ca 51  Cái thấy của người chứng đạo tội từ tâm khởi từ tâm diệt
 
Thi ca 52  Cái thấy của người chứng đạo công đức bố thí pháp vô giá
 
Thi ca 53  Cái thấy của người chứng đạo địa vị Phật là địa vị một Pháp vương không là đấng siêu nhiên, siêu nhân, toàn năng
 
Thi ca 54  Cái thấy của người chứng đạo bản nguyên vạn pháp một thể nhất chân
 
Thi ca 55  Cái thấy của người chứng đạo chân lý thì không bao giờ thay đổi
 

Thi ca 56  Cái thấy của người chứng đạo Giáo lý đại thừa dành cho căn cơ và chủng tánh đại thừa

Phụ lục  Phụ lục 56 Thi Ca

 

 

TIỂU DẪN

  CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến. Mỗi câu là một làn gió nhẹ, vừa mát mẻ, vừa thổi tan những đám mây mù huyễn hoặc, vu vơ, cho bầu trời chân lý hiển lộ lồng lộng, một màu trong xanh ngăn ngắt.

Tư tưởng ở nội dung, ngữ ngôn văn tự qua hình thức đáng được tôn vinh là khúc ca CHỨNG ĐẠO của con người CHỨNG ĐẠO. Do vậy, tác phẩm có cái nhan đề CHỨNG ĐẠO CA, thiết tưởng không phải là ngôn từ cường điệu.

Tác giả CHỨNG ĐẠO CA là Huyền Giác Thiền Sư. Sử sách Phật giáo Trung Hoa không nói nhiều về tông chi gia phả, chỉ nói Sư là con của gia đình họ Đới. Sanh vào năm 665 và mất năm 713 đời nhà Đường. Quê của Sư ở huyện Vĩnh Gia, xưa thuộc châu ÔN, nay là tỉnh Chiết Giang ở Trung Quốc. Sư xuất gia vào tuổi ấu niên, tư chất thông minh, ham tu hiếu học, đọc nhiều kinh điển Phật đến độ tinh thông. Những kinh điển thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phương Quảng Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn… Sư vận dụng một cách vô cùng thông minh, tài tình và "lợi hại" trong việc "công phá" tà kiến ngoại lai, hiển dương chánh pháp Đại thừa, mở đường chỉ lối cho những ai chủng tánh Đại thừa muốn đi con đường "đại ngộ".

Bỉ nhân tôi, là một hậu học vô lậu quả văn, hữu duyên được nghiền ngẫm tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA. Khi đọc tôi cảm nghe như thân tâm bay bổng ra khỏi hết mọi vướng mắc ở cõi đời, mà từ lâu mình lầm lạc, tự trói thân để chịu cực nhọc, tự quản thúc tâm để ưu tư, sợ hãi triền miên. Tâm đắc sâu đậm, sung sướng tràn dâng, tôi phấn đấu vượt trở ngại: "mặt mờ". Thị lực yếu, tôi vẫn quyết chí dịch tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA từ Hán văn ra Việt văn bằng thể văn có âm điệu và tiết tấu để đọc cho dễ nhớ. Rồi sau đó, viết phần TRỰC CHỈ để bình thêm…

CHỨNG ĐẠO CA là một tác phẩm văn học của Phật giáo Trung Hoa và cả Phật giáo Việt Nam nữa.

CHỨNG ĐẠO CA là một giáo án, tôi soạn để giảng cho Tăng Ni sinh các trường, lớp Cao Đẳng Nội Minh.

CHỨNG ĐẠO CA là tiếng sấm long trời để đánh thức những ai mệnh danh là đệ tử Phật mà mãi li bì, ngủ say sưa trong mộng mị mê tín, hoang đường.

CHỨNG ĐẠO CA là ngọn đuốc thiêng bất diệt dành cho những chủng tánh Đại thừa tiến bước trên lộ trình đại ngộ.

                         Viết tại THAO HỐI AM                              

Ngày Rằm tháng 7 năm Đinh Sửu

  (1997 – 2541)  

Dịch giả

Cẩn bút 

---o0o---

Trình bày: Hồng Anh

 Cập nhật : 09-2020

 

TIN KHÁC