Vết bớt và tiền kiếp có mối liên hệ như thế nào?

date
09/10/2020
Vết bớt và tiền kiếp có lẽ mang một mối liên hệ nào đó mà chúng ta vẫn chưa biết. Những năm gần đây, ngành di truyền học đặc biệt quan tâm vấn đề này. Mặt khác, nếu điều này được chứng minh là đúng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thuyết Luân hồi của nhà Phật.

Vết bớt và tiền kiếp có lẽ mang một mối liên hệ nào đó mà chúng ta vẫn chưa biết. Những năm gần đây, ngành di truyền học đặc biệt quan tâm vấn đề này. Mặt khác, nếu điều này được chứng minh là đúng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho thuyết Luân hồi của nhà Phật.

Lý thuyết về di truyền liên quan vết bớt và tiền kiếp

Tiến sĩ Ian Stevenson (1918 – 2007) là người rất nổi tiếng với công trình nghiên cứu về thuyết Luân hồi trong giới học giả phương Tây. Theo ông, các vết bớt trên cơ thể chính là mắt xích còn thiếu trong việc xác thực thuyết Luân hồi.

Cụ thể, ông cho rằng ký ức gồm hai phần là cảm xúc và vật lý. Nói cách khác, nếu ai có tổn thương từ kiếp trước thì rất có thể, vết thương đó sẽ trở thành vết bớt trong kiếp này. Cho đến nay, ngành di truyền học vẫn chưa tìm ra quy luật hình thành các vết bớt, nốt ruồi hay nặng hơn là dị tật bẩm sinh trên cơ thể người lúc mới sinh.

Trong số 895 trường hợp ông nghiên cứu, có khoảng 35% số trẻ em tự bản thân cho rằng vết bớt hay dị tật trên cơ thể mình có nguồn gốc từ tiền kiếp. Tuy nhiên, đa phần số trẻ em này sống tại các quốc gia châu Á. Độ tuổi được nghiên cứu chủ yếu là từ 2-5 tuổi. 

"Các vết bớt trên cơ thể chính là mắt xích còn thiếu trong việc xác thực thuyết Luân hồi" - Ảnh minh họa

Những ghi chép mang tính thực tiễn về vết bớt và tiền kiếp

Trong các ghi chép của Tiến sĩ Ian Stevenson, có rất nhiều trường hợp mang tính thuyết phục rất cao. Điều này có nghĩa là có thể kiểm chứng ngay tại thời điểm đó. 

Cụ thể, một cậu bé tên Maha Ram ở Ấn độ nhớ mình đã bị sát hại trong kiếp trước bởi một viên đạn ở cự ly gần. Thậm chí, lời kể của cậu có thể giúp Tiến sĩ Stevenson tìm kiếm kết quả khám nghiệm tử thi của người đàn ông được cho là kiếp trước của cậu. Kết quả cho thấy, vết bớt trên ngực của cậu rất tương đồng với vết thương của người đàn ông kia.

Trường hợp thứ hai là một cô bé người Myanmar bị thiếu mất phần dưới chân phải (thiếu xương mác dưới) bẩm sinh. Cô bé kể rằng, kiếp trước cô đã gặp một tai nạn thảm khốc khi bị đoàn tàu lửa cán lên phần chân này. Dị tật bẩm sinh về chứng thiếu xương mác là cực hiếm gặp.

Trong các ghi chép của Tiến sĩ Ian Stevenson, có rất nhiều trường hợp mang tính thuyết phục rất cao. Điều này có nghĩa là có thể kiểm chứng ngay tại thời điểm đó - Ảnh minh họa.

Trong các ghi chép của Tiến sĩ Ian Stevenson, có rất nhiều trường hợp mang tính thuyết phục rất cao. Điều này có nghĩa là có thể kiểm chứng ngay tại thời điểm đó - Ảnh minh họa

Khi khoa học và tôn giáo học có cùng góc nhìn

Từ những nhận định trên, có thể thấy khoa học ngày càng quan tâm hơn về chủ đề Luân hồi. Nói cách khác là sự sống sau cái chết và liệu con người có giữ được ký ức sau khi chết. Hiện tại, đã có những phương pháp như thôi miên hồi quy để giúp con người nhớ lại ký ức tiền kiếp. Hoặc các ghi chép về việc tái sinh, nổi tiếng nhất là Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng. Tuy nhiên, các quan điểm này vẫn chưa thể tiếp xúc với công chúng và được sự chấp thuận rộng rãi. 

Lúc này, Phật giáo đưa ra một quan điểm dễ chấp nhận hơn. Đó là vạn vật đều bị Luật nhân quả chi phối, biểu hiện qua nghiệp lực. Nghiệp lực là những điều ta tạo thành từ nhiều kiếp trước và phải lãnh trong kiếp sống hiện tại. Theo đó, nghiệp lực có thể tác động ngay từ lúc ta sinh ra và xuất hiện trong suốt cuộc đời con người. Suy cho cùng, Luật nhân quả là điều rất nhiều người chấp nhận. Điều này cũng như các quy luật vật lý có lực tác động và kết quả được tạo thành.

Như vậy, khoa học đang quay lại nghiên cứu các luận điểm trong đạo Phật. Nói cách khác, vấn đề vết bớt trong kiếp này chắc chắn có lý do của nó. Tuy nhiên, việc truy tìm lý do không quan trọng bằng việc chấp nhận đây là sự thật. Khi đã chấp nhận thì chúng ta sẽ hiểu được điều mình làm ngay lúc này, sẽ tạo nên nghiệp lực thiện hoặc ác trong tương lai. 

chuaviet.org tổng hợp