Thông báo tuyển sinh lớp: “Bồi dưỡng dịch thuật nâng cao” của Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Chương trình Bồi dưỡng dịch thuật nâng cao với mục đích đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công việc dịch thuật kinh điển phương Đông, đặc biệt là công trình dịch thuật Phật tạng tinh yếu và hướng đến mục tiêu hoàn thành bộ Đại tạng kinh Việt Nam mà Viện Trần Nhân Tông và Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo quốc tế đã đề ra.
- Khóa bồi dưỡng nhằm cung cấp tri thức Phật học chuyên sâu, nâng cao kỹ năng phiên dịch kinh điển Phật giáo từ tiếng Hán cổ sang tiếng Việt hiện đại; từ tiếng Anh sang tiếng Việt hiện đại; so sánh đối chiếu giữa các bản Hán – Anh – Pāli – Sanskrit trong Tam tạng kinh điển của Phật giáo.
- Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, kỹ năng thực hành về dịch thuật, nâng cao năng lực diễn đạt Việt ngữ nhằm tạo tri thức nền cho công tác biên tập.
- Tính ưu việt của khóa Bồi dưỡng dịch thuật nâng cao là vừa học lí thuyết vừa trực tiếp thực hành dịch thuật tại Trung Tâm; trong quá trình đó, học viên sẽ được bổ sung kiến thức và các thao tác cần thiết cho một phiên dịch viên chuyên nghiệp như phương pháp văn bản học, phương pháp phân tích đối sánh đa ngôn ngữ để có hướng diễn đạt sáng, rõ hơn. Đặc biệt là Trung Tâm có đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, trực tiếp hướng dẫn cụ thể qua từng môn học.
- Chương trình hướng đến mục đích đào tạo đội ngũ chuyên môn, tham gia việc phiên dịch và biên tập các tác phẩm kinh điển phương Đông - Phật tạng tinh yếu và Đại tạng kinh Việt Nam.
- Tăng, Ni tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên;
- Người đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Hán Nôm, tiếng Trung, tiếng Anh;
- Có nguyện vọng nguyên cứu chuyên sâu về văn bản tiếng Anh , Pāli - Phạn ngữ Phật học.
Thượng tọa TS Thích Đức Thiện, Thượng tọa TS Thích Nguyên Đạt, Thượng tọa TS Thích Giác Hiệp, TS Thích Quảng Lâm, TS Thích Quảng Đại, TS Thích Quang Định, TS Thích Đồng Lực, TS Thích Vạn Lợi, TS Thích Bổn Huân, TS Thích Nguyên Tấn, TS Thích Nguyên Tuấn, TS Thích Thanh Tâm, ThS Thích Đồng Thọ, TS Thích Nữ Như Ngọc, TS Thích Nữ Huệ Đắc, TS Thích Nữ Thông Niệm, TS Phạm Văn Tuấn, TS Vũ Hương, TS Trần Trọng Dương, TS Đinh Thanh Hiếu, TS Mai Thị Thơm, và nhiều chuyên gia khác.
Học viên được cấp Chứng nhận tốt nghiệp khi hoàn thành khóa học đạt yêu cầu.
5. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
Phiếu đăng ký tham gia khóa học theo mẫu của viện Trần Nhân Tông:
https://drive.google.com/file/d/17By3tV4j88B2EjvshsH_SmG1I7MXf76O/view
6. Nơi nhận hồ sơ:
Học viên nộp hồ sơ online theo địa chỉ: kinhdienphuongdong@tnti.edu.vn
7. Thời gian khóa học:
- Thời gian tập trung: 16/11/2020.
- Thời gian khai giảng: 25/11/2020.
- Thời gian lên lớp: 6 ngày /1 tuần; 5 tiết /1 buổi (sáng học chiều thực tập).
- Buổi sáng từ 7h30 đến 11h00; Buổi chiều từ 14h00 đến 16h00, từ thứ 2 đế thứ 7 hàng tuần (nghỉ CN).
8. Địa điểm học tập:
- Tại Viện Trần Nhân Tông, Cơ sở Mỹ Đình, ngõ 33 Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Tại Trung Tâm biên phiên dịch tư liệu Quốc Tế, Chùa Long Hưng, thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
9. Chương trình hỗ trợ học viên:
- Học phí: Miễn phí toàn bộ.
- Đối với học viên là Tăng Ni thì được hỗ trợ ăn ở miễn phí tại Trung tâm.
- Đối với học viên là tại gia thì hỗ trợ miễn phí ăn uống tại Trung tâm, riêng chỗ ở thì phải tự túc.
- Học viên đang học có đủ năng lực để cộng tác làm việc, thì được hưởng công đức phí theo chế độ thành viên chính thức của Trung Tâm.
- Nếu học viên đủ năng lực và có nguyện vọng, thì Trung Tâm sẽ tài trợ và giới thiệu du học ở các quốc gia như: Đài Loan, Srilanka, Ấn Độ, Thái Lan…
10. Thông tin liên hệ:
- Viện Trần Nhân Tông: Thường trực hỗ trợ và tư vấn tuyển sinh: ĐT: 0246.866.889/ 0975.280.280; kinhdienphuongdong@tnti.edu.vn
- Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế: Thường trực hỗ trợ và tư vấn tuyển sinh: 0982120025/ 0947667855
11. Khung chương trình đào tạo:
TT | HỌC PHẦN | TC |
I | Phật học cơ bản | 10 |
1. | Phật học đại cương | 3 |
2. | Lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ | 3 |
3. | Mười tông phái Phật giáo | 2 |
4. | Thiền tông và lịch sử Phật giáo Việt Nam | 2 |
II | Thực hành dịch (dịch một số kinh – luận tiêu biểu) | 16 |
5. | Kinh tiêu biểu cho Phật giáo nguyên thủy | 2 |
6. | Kinh tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời sơ kỳ | 2 |
7. | Kinh tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời trung kỳ | 2 |
8. | Kinh tiêu biểu cho Phật giáo Đại thừa thời vãn kỳ | 2 |
9. | Luận cơ bản | 2 |
10. | Luận cơ bản | 2 |
11. | Duy thức học | 2 |
12. | Phật giáo Nam Trung Hoa | 2 |
III | Kỹ năng phiên dịch | 7 |
13. | Lý thuyết phiên dịch Phật điển | 1 |
14. | Ngữ pháp Hán cổ nâng cao | 2 |
15. | Tình hình dịch Đại tạng kinh tiếng Hán (Trung Quốc), Việt Nam (đầu thế kỷ XX) và vấn đề đặt ra | 1 |
16. | Các hệ văn của kinh điển Phật giáo | 1 |
17. | Kỹ năng phiên dịch | 2 |
IV | Nghiệp vụ biên tập | 2 |
18. | Nghiệp vụ biên tập | 2 |
V | Các nội dung bổ trợ | |
19. | Điền dã thực tế | 1 ngày |
20. | Điền dã thực tế | 1 ngày |
21. | Giới thiệu về Giáo hội Phật giáo Việt Nam | 1 ngày |
22. | Giới thiệu về Viện Trần Nhân Tông: định hướng phát triển và hoạt động khoa học | 1 ngày |
Tổng số | 35 |
* Phần Đại Cương và Chuyên Đề hai lớp Hán và Anh học chung.
* Phần Phiên dịch tách lớp Hán và Anh-Phạn-Pali riêng.
* Chương trình học và thực tập tại Viện Trần Nhân Tông: ngõ 33 Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội và Trung Tâm Biên Phiên Dịch Tư Liệu Phật Giáo Quốc Tế: Chùa Long Hưng, thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
Trung tâm Biên phiên dịch tư liệu Phật giáo Quốc tế
KÝ THAY GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐÔC
ĐẠI ĐỨC THÍCH QUẢNG ĐẠI