Trong cuộc sống sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy chán nản, làm cái gì cũng không thuận lợi, rất nhiều khó khăn ập đến, mọi chuyện không được như mong muốn. Nhưng mà, ở trên đời này có bao nhiêu chuyện là được như ý muốn chứ?
Ví dụ, khi đạt được thành quả trong công việc, lúc này chúng ta sẽ cảm thấy rằng: “Tốt quá! Được 100 điểm rồi”, đây chính là kết quả được như mong muốn hay sao? Không hẳn như vậy, trong công việc sẽ có những đối tượng khác, những đối tượng đó cũng có cách nghĩ giống như chúng ta, trong quá trình đôi bên tranh trành và cọ xát, sự việc sẽ được hoàn thành theo ý muốn của chúng ta để chúng ta được như mong muốn sao?
Khi gặp chuyện không thuận lợi rất dễ tự hạ thấp mình, tự giới hạn bản thân
Có một số phương diện cần phải nhường nhịn nhau thì mới có thể tìm được điểm tỏa sáng của mình. Lấy tình yêu là ví dụ thì sẽ dễ hiểu hơn:
Khi trong lòng để ý đến một ai đó, đương nhiên sẽ hy vọng đối phương cũng thích mình, nhưng những trường hợp về tình yêu đơn phương thì nhiều vô số kể, nhiều lúc bất luận bỏ ra bao nhiêu chân thành, đổ vào đó bao nhiêu tình cảm đi nữa cũng không thể nào khiến tình cảm của đối phương được như mình mong muốn. Lúc này, có lẽ có người sẽ buồn khổ nghĩ rằng, không thể được như mong muốn là bởi vì mình không có sức hấp dẫn, mình không xứng với đối phương… Sau đó mất đi tự tin, hạ thấp giá trị bản thân.
Như vậy chẳng khác nào đang độc thoại một mình. Đặt ra điều kiện là sự việc sẽ được như mong muốn, nhận định rằng “không như vậy thì không được”, sẽ khiến tâm mình trở nên hẹp hòi.
Phần lớn mọi chuyện trên trời đều là không thể được như mong muốn
Trên đời này có rất ít chuyện được như mong muốn, rất ít nguyện vọng trở thành sự thật. Nhưng cho dù là vậy, mọi người vẫn mong muốn nguyện vọng của mình sẽ thành hiện thực cho nên mới khiến mọi việc trở nên rất phức tạp.
Cái khổ mà Phật giáo nói đến, chính là như vậy. Muốn những chuyện không thể như ý muốn trở thành chuyện được như mong muốn thì sẽ sinh ra phiền não, đau khổ. Đây chính là lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói một câu rằng: “Này các ông, thế gian này chứa đầy đau khổ”. Nói một cách khác chính là mọi sự trên đời này phần lớn đều không thể đạt được như mình mong muốn. Nhưng mà, không được như mong muốn cũng không cần tuyệt vọng, bởi vì “thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng” (mọi chuyện đi đến cuối cùng rồi cũng sẽ có cách giải quyết của nó).
Những chuyện không thể được như mong muốn thì thản nhiên chấp nhận
Cho dù người mình yêu không quan tâm để ý đến mình, thì ngày tận thế cũng sẽ không đến, cuộc sống vẫn chưa kết thúc. Biết đâu một ngày nào đó có thể gặp được một đối tượng khác khiến ngọn lửa tình yêu trong lòng mình bốc cháy mãnh liệt hơn lúc ban đầu thì sao. Bởi vì, thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng.
Nếu như không thể được như mong muốn, thì thản nhiên chấp nhận thôi, đổi sang một tâm thái “thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng”. Sau đó, dốc hết sức mình, sống thật tốt trong hiện thực thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng.
Trong Thiền tông có một khái niệm gọi là “nhu nhuyễn tâm”, tức là tâm mềm mại, uyển chuyển và tự do. Tâm như vậy có thể nói là một trạng thái tâm khiến toàn thân đều được thả lỏng, có thể nói là một kiểu mặt dày thực sự ý nghĩa.
Một cái tâm chật chội, gò bó sẽ dần dần mất đi độ mềm mại, sẽ trở nên cứng nhắc và căng thẳng, như vậy, cơ thể sẽ không còn linh hoạt được nữa.
Dùng tâm thái mềm mại để buông bỏ phiền não trong cuộc sống
Sự giải thoát của tâm không thể dựa vào bất cứ ai cả, chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình mà thôi. Từ khóa dùng để giải thoát chính là “thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng”. Từ xưa đến nay Nhật Bản luôn được tôn vinh là “quốc gia hạnh phúc về ngôn ngữ”. Mang ý nghĩa là bên trong ngôn ngữ lời nói của người Nhật có ngôn linh, cũng tức là linh lực trong ngôn ngữ, mà linh lực này sẽ giúp một quốc gia trở nên hạnh phúc.
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)