Chùa Trùng Quang - Ngôi chùa cổ tỉnh Tuyên Quang

date
14/11/2020
hùa Trùng Quang nằm trên địa phận tổ 2, phường Minh Xuân (thị xã Tuyên Quang). Chùa có khuôn viên rộng gần 1.000m2, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng và thoáng, thế đất lành theo thuyết phong thuỷ “tiền minh đường, hữu hậu chẩm”. Chùa Trùng Quang ở phố Xuân Hòa, nhân dân quen gọi là chùa Xuân Hòa. Chùa được xây dựng từ lâu đời, trải qua năm tháng chùa bị hư hỏng nhiều nên đã được trùng tu và đổi tên vài lần. Năm 1990, chùa lại được trùng tu tiếp, hiện chùa tọa lạc trên đất của tổ 2 thuộc  phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang.

Chùa Trùng Quang nằm trên địa phận tổ 2, phường Minh Xuân (thị xã Tuyên Quang). Chùa có khuôn viên rộng gần 1.000m2, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng và thoáng, thế đất lành theo thuyết phong thuỷ “tiền minh đường, hữu hậu chẩm”.

Chùa Trùng Quang ở phố Xuân Hòa, nhân dân quen gọi là chùa Xuân Hòa.

Chùa được xây dựng từ lâu đời, trải qua năm tháng chùa bị hư hỏng nhiều nên đã được trùng tu và đổi tên vài lần. Năm 1990, chùa lại được trùng tu tiếp, hiện chùa tọa lạc trên đất của tổ 2 thuộc  phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang.

Chùa Trùng Quang ở phố Xuân Hòa, nhân dân quen gọi là chùa Xuân Hòa.

Người dân Xuân Hòa xưa truyền nhau kể rằng, hàng trăm năm trước tại phố Xuân Hòa có hai ngôi chùa là Phúc Lâm và Quang Tự xây dựng gần nhau. Sau khi ngôi chùa Quang Tự bị hư hỏng và đổ nát, tượng phật và đồ thờ cúng được chuyển về chùa Phúc Lâm rồi được xây dựng lại to hơn trước.

Truyền thuyết như vậy, nhưng trong sách “Tuyên Quang tỉnh phú” của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, quan Tri phủ Yên Bình tỉnh Tuyên Quang, viết bằng chữ Hán vào năm 1861, do ông Ngô Thế Long cán bộ Viện Hán - Nôm dịch, thì chùa xưa mang tên là chùa Xuân Lôi, trong bài phú có câu “Chùa Xuân Lôi, tiếng chuông làm người đời tỉnh mộng” (Chùa Xuân Lôi ở xã Xuân Lôi huyện Hàm Yên, chùa nằm trên ngọn đồi… Xuân Lôi nay đổi thành Xuân Hòa - Ngô Thế Long trang 19 bản dịch). Đến năm 1888 đời vua Đồng Khánh của nhà Nguyễn, chùa được trùng tu lại thành một ngôi chùa khá lớn tại khu phố Xuân Hòa, nên người xưa vẫn gọi đây là chùa Xuân Hòa.

Theo tài liệu trong cuốn “Thư mục thần tích thần sắc” của Viện Thông tin khoa học Việt Nam, phố Xuân Hòa trước thời Đồng Khánh thuộc tổng Quartier phủ Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, thờ thiên thần là Đông Cuông thánh mẫu. Cuối thế kỷ 19 phố Xuân Hòa nằm trong xã Tuyên Quang thuộc tổng Thường Túc thuộc phủ Yên Sơn. Đến năm 1946 phố Xuân Hòa thuộc thị xã Tuyên Quang. Năm 1948 lại thuộc huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Năm 1952 phố Xuân Hòa thuộc khu phố Quang Trung xã Tân Quang huyện Yên Sơn, đến năm 1955 khi thị xã Tuyên Quang được tái lập, phố Xuân Hòa được nâng lên thành tiểu khu Xuân Hòa, năm 1981 tiểu khu Xuân Hòa và Minh Tân sáp nhập thành phường Minh Xuân.

Chùa được xây dựng từ lâu đời, trải qua năm tháng chùa bị hư hỏng nhiều nên đã được trùng tu và đổi tên vài lần

Trải qua hai cuộc kháng chiến và những sự thay đổi trong chính sách văn hóa, nhiều hiện vật, nhất là các tài liệu văn khắc của chùa bị thất lạc và hủy hoại. Nhiều bia đá là những tài liệu quý hiếm của chùa nay không còn nữa, nhưng may sao những bản dập hay còn gọi là thác bản các tấm bia đó vẫn được các cơ quan có trách nhiệm gìn giữ cẩn thận, đó là các tấm bia: Ký ky hậu bia, Trùng Quang tự Phan thị ký hậu bia, Ký ky bi, Trùng Quang tự bi, Hậu bi ký… vẫn còn. Nhờ những thác bản văn bia này, người ta đã tìm thấy một phố Xuân Hòa, một chùa Trùng Quang hàng trăm năm trước, các con nhang đệ tử tấp nập đến chùa vào những ngày rằm mồng một, hay những ngày lễ xá tội vong nhân bên bờ sông Lô xưa. Tuy nhiều bia đá không còn, nhưng 18 pho tượng gỗ của hai ngôi chùa cũ có niên đại thế kỷ 19, hai bức Hoành phi có niên đại năm 1900 thời Thành Thái thứ ba vẫn còn. Ngoài ra đỉnh đồng, lư hương, các chân đèn đồng của chùa trước vẫn được chùa lưu giữ, là cơ sở để UBND tỉnh Tuyên Quang xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào ngày 19/11/2007.

Sau năm 1990, chùa Trùng Quang được xây dựng mới khá đẹp. Tam quan có một cổng lớn và hai cửa ngách cho các đệ tử của chùa ra vào. Trên Tam quan là tên chùa “Trùng Quang tự”, hai cột trụ ghi đôi câu đối, có người tạm dịch là: “Đức phật mở lòng từ bi chúng sinh luôn ngưỡng vọng, phật pháp bao la soi tỏ chốn trần gian”. Trên bệ thờ của tòa Thượng điện trong chùa có 14 pho tượng gỗ với hàng trên cùng là bộ tượng chư phật trong quá khứ hiện tại và tương lai mà các nhà sư quen gọi là Tam thế. Hàng thứ hai là bộ tượng Di đà tam tôn; hàng thứ ba là bộ tượng Hoa nghiêm tam thánh với pho tượng ở giữa là tượng Thích ca mâu ni. Hàng thứ tư là tượng Ngọc Hoàng thượng đế và hai vị Nam tào, Bắc đẩu. Hàng thứ năm là pho tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay. Hàng cuối cùng là tòa Tam bảo với tượng Thích ca sơ sinh bụ bẫm, nét mặt hồn nhiên.

Trải qua hai cuộc kháng chiến và những sự thay đổi trong chính sách văn hóa, nhiều hiện vật, nhất là các tài liệu văn khắc của chùa bị thất lạc và hủy hoại

Những pho tượng phật trong chùa uy nghi trầm mặc, nét mặt mày ngài sống động, chăm chú niệm phật trong khói hương lan tỏa, khiến ai đang đau khổ bởi kiếp nhân duyên chưa tròn, vào đây thắp một nén hương rồi thỉnh một hồi chuông vang vọng thinh không và cầu nguyện, sẽ thấy “Tiếng chuông làm người đời tỉnh mộng”, lòng thư thái hẳn bởi trên cao kia Đức ông đang răn bảo “Cầu tất ứng” (cầu sẽ ứng nghiệm), rồi Đức Thánh Tăng sẽ dang rộng vòng tay che chở bởi “Độ quần sinh” (Cứu vớt chúng sinh). Vì thế chùa Trùng Quang không kể những ngày giỗ Đức ông, ngày Thượng nguyên hay ngày nhập hạ… lúc nào cũng đông đúc phật tử thập phương đến cúng lễ, làm cho dân phố Xuân Hòa, vạn Xuân Hòa dọc Bãi Quánh xưa, nay thuộc phường Minh Xuân vẫn tấp nập người qua kẻ lại, dấu ấn Xuân Hòa với mái chùa Trùng Quang mãi không phai mờ trong ký ức bao thế hệ.

chuaviet.org tổng hợp