Chùa Thiên Mụ - Nét đẹp bên dòng sông Hương

date
10/11/2020
Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.

Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.

Thiên Mụ Chung Thanh

Cao cương cổ sát trấn điền xuyên

Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên

Bách bát hồng thanh tiêu bách kết

Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên

Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm

Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền

Phật tích Thánh công thùy hải vũ

Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.

Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ

Trên bến gò xưa chùa lập ra

Bên trời tự tại mãi Gương Nga

Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán

Thế giới ba ngàn giải nợ ba

Chuông động giữa trưa miền tối ám

Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia

Truyền công Phật Thánh tràn non nước

Nhân quả ươm lành khắp chốn xa

Chùa Thiên Mụ Huế là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay, cũng là một trong những địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá thành phố này. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu truyền một lời nguyền tình yêu. Bởi vậy đối với những ai chưa ghé thăm thì ngôi chùa thực chất là một ẩn số rất đáng để khám phá, tìm hiểu.

Tới chùa Thiên Mụ, bạn sẽ chiêm ngưỡng Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô. và hiểu hơn về câu chuyện bí ẩn đằng sau nó.

Chùa Thiên Mụ còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng

Chùa Thiên Mụ Huế – Những thông tin cần biết

Chùa Thiên Mụ Huế nằm ở đâu?

Chùa Thiên Mụ Huế được xem là biểu tượng tôn giáo, tâm linh và sở hữu khung cảnh nên thơ trữ tình nên đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất trong khu vực đàng trong. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ nằm ngay trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế. Do nằm giữa một không gian non nước hữu tình, nó đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm nghệ thuật thi ca, hội họa.

Lich sử và nguồn gốc tên gọi chùa Thiên Mụ

Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế. Theo nhiều tài liệu ghi lại rằng thời chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê. Nhận thấy nó giống như một con rồng đang quay đầu nên năm 1601, chúa đã cho xây trên đồi một ngôi chùa hướng ra mặt sông và đặt tên là Thiên Mụ.

Năm 1862, vì rất mong mỏi có con nối dõi tông đường, vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Mãi cho đến năm 1869, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn này mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Tuy nhiên ngày nay, người ta vẫn gọi với cả hai cái tên mỗi lần nhắc đến chùa.

Thiên Mụ là ngôi chùa được xây dựng sớm nhất ở Huế.

Vẻ đẹp của ngôi chùa Thiên Mụ Huế hơn 400 năm tuổi

Khung cảnh nên thơ chùa Thiên Mụ

Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ nhất, chùa Thiên Mụ Huế còn khiến bao du khách phải luyến lưu bởi vẻ đẹp bình yên khác biệt. Nhìn từ xa, ngôi chùa hiện lên với hình dáng như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng một tòa tháp cổ hướng đầu ra dòng sông Hương. Đặt chân đến đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc giữa chốn tiên cảnh và đắm mình trong không gian cổ kính. Xung quanh được bao phủ bởi những cây thông, cây cảnh, ao sen,.. mang đến một cảm giác bình yên khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.

Nhìn từ xa, ngôi chùa hiện lên với hình dáng như một con rùa khổng lồ

Nét đẹp trong kiến trúc ngôi chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng quy mô, trở thành ngôi chùa gây ấn tượng mạnh về kiểu kiến trúc. Đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều quần thể bề thế bên trong như Tháp Phước Duyên, Điện Đại Hùng, Điện Quan Thế âm,… Toàn bộ các công trình này đều nằm trên ngọn đồi hình chữ nhật hướng Bắc – Nam. Bao bọc xung quanh là bức tường đá vô cùng vững chãi.

Những điểm tham quan hấp dẫn ở chùa Thiên Mụ Huế

Cổng Tam Quan chùa Thiên Mụ Huế

Cổng Tam Quan là cánh cổng chính dẫn vào chùa, có cấu trúc gồm 2 tầng và 8 mái có 3 lối đi. Tại mỗi lối qua cổng đều có cửa ván gỗ, được bó bằng đinh gõ và đai kiên cố. Ở hai bên đặt những bức tượng hộ pháp như một cách trấn giữ ngôi chùa luôn được bình yên.

Tháp Phước Duyên hay còn gọi là Phước Duyên Bửu Tháp

Tháp Phước Duyên – tòa tháp nổi bật ở chùa Thiên Mụ

Đây là một biểu tượng gắn liền với tiếng tăm lẫy lừng của chùa Thiên Mụ Huế. Tháp Phước Duyên hay còn gọi là Phước Duyên Bửu Tháp được xây dựng vào năm 1844 có hình bát giáo cao 7 tầng, dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau.

Trong tháo có hệ thống bậc thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất. Riêng tầng 6 và tầng 7, bạn phải đi bằng thang bộ làm từ gỗ. Tháp chính là công trình hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào chùa, hình ảnh của nó ngã bóng trên dòng sông Hương duyên dáng đã làm say đắm không biết bao tâm hồn.

Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu trong chùa Thiên Mụ

Nằm cuối khuôn viên chùa là khu mộ tháo cố hòa thượng Thích Đôn Hậu. Công trình này được xây dựng trên nền thờ của vị hòa thượng Thích Đôn Hậu – vị sư chủ trì nổi tiếng dành cả cuộc đời cho những hoạt động ích đạo. Ở đây cũng có ngôi tháp cao 7 tầng nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên, xung quanh là rừng thông xanh bát ngát.

Điện Đại Hùng – chánh điện của chùa Thiên Mụ Huế

Là ngôi nhà chánh điện của chùa, nơi thờ phật Di Lạc có đôi tai rất lớn như để lắng nghe nổi khổ cực của chúng sinh và có chiếc bụng to khoan dung cho những lỗi lầm của dân. Điện có kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc được phục chế vào năm 1959, các cột kèo đổ bằng bê tông, bên ngoài phủ một lớp sơn giả gỗ. Ngoài ra trong điện còn có chiếc chuông đồng hình nhật nguyệt và bức hoành phi trên cao khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề.

Điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm phía cuối chùa Thiên Mụ

Di chuyển ra cuối chùa Thiên Mụ Huế, ngay sau lưng điện Đại Hùng là điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm. Điện Địa Tạng xây trên nền điện Di lạ được chạm trổ nhiều hình ảnh với kiến trúc độc đáo. Còn điện Quan Thế Âm nằm giữa rừng cây, trang trí giản dị hơn. Tuy không có hoa văn nhưng vẫn gợi lên không khí trang nghiêm. Bên trong chính điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng với vẻ mặt dịu dàng ngồi trên đài sen, phía trên là bức hoàng phi Quán Âm Điện.

Đinh Hương Nguyên độc đáo tại chùa Thiên Mụ Huế

Công trình này được xây dựng từ thời vua Thiệu Thị và nằm ngay phía trước mặt tháo Phước Duyên. Đinh Hương Nguyên làm bằng gỗ với kiến trúc vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, cơn bão đổ bộ vào thành phố Huế vào năm 1904 đã khiến nó bị hư hỏng nặng. Sau đó, người ta mới phục dựng lại và đến nay vẫn tồn tại, thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Bên cạnh đó, chiếc xe bất tử Austin trong vườn hoa chùa Thiên Mụ cũng rất đang để chiêm ngưỡng. Chiếc xe là di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức – vị hòa thượng đã tự thêu mình vào ngày 11/6/1963 bên chiếc xe để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến giờ, chiếc xe vẫn ở đó chỉ có điều đã khá cũ, màu sơn nhạt dần.

hiếc xe bất tử Austin trong vườn hoa chùa Thiên Mụ

Giải đáp một số thắc mắc khi tham quan chùa Thiên Mụ Huế

Đường đến chùa Thiên Mụ Huế như thế nào?

Chùa Thiên Mụ Huế nằm cách trung tâm thành phố chỉ chừng 5 km về phía Tây nên mất khoảng 10 phút di chuyển là đến nơi. Bạn có thể đi xích lô, taxi hoặc xe máy đều được. Từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu. Đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến rồi rẽ phải vào đường Kim Long. Tiếp tục đi thêm 2 km nữa là tới nơi rồi.

Thời gian nào lý tưởng để tham quan chùa Thiên Mụ

Huế là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất cứ thời điểm nào trong năm (trừ mùa mưa) và chùa Thiên Mụ cũng vậy. Nhưng nếu nói thời điểm nào lý tưởng nhất có lẽ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Khi này, thời tiết vô cùng sễ chịu, mát mẻ tạo điều kiện để du khách khám phá hết vẻ đẹp của ngôi chùa.

Thời điểm nào lý tưởng nhất có lẽ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2

Du lịch chùa Thiên Mụ Huế cần lưu ý những gì?

  • Chùa Thiên Mụ Huế là chốn linh thiêng bậc nhất vì thế đến tham quan bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tuyệt đối không mặc đồ quá ngắn, hở hang.
  • Không gian ở chùa luôn thanh tịnh và bình yên, các bạn chú ý không trò chuyện quá lớn cũng hạn chế đùa ngịch hay nói bậy, chửi bậy.
  • Để tham quan hết chùa mất khá nhiều thời gian, bạn sẽ thấy mệt vậy nên đừng quên mang theo nước uống hoặc ô che nắng nhé

chuaviet.org tổng hợp