Phật giáo Tạng truyền, Phật giáo Hán truyền và Phật giáo Nam truyền lưu hành trên thế giới hiện nay đều là truyền thừa từ Phật Thích Ca Mâu Ni Ấn Độ cổ. Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thị hiện thành Phật, đã thuyết giảng Phật pháp trong 40 năm. Ba hệ phái Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tục Kim Cương thừa đều là thần truyền của Phật Đà.
Tượng điêu khắc, Lhasa, Tây Tạng Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng Phật giáo. Từ khi thị hiện thành Phật đến nay ngoài đã thuyết giảng Phật pháp trong 40 năm bao gồm cả Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tục Kim Cương thừa. Ba hệ phái này không hệ phái nào không phải là thần truyền của Phật Đà. Trong Mật tục chép: Phật Đà đền Ô Trượng Yên (phía Tây Ấn Độ), theo lời thỉnh cầu của quốc vương Ân Trát Bồ Đề, ngài có nói sự về không rời xa ngũ dục mà có thể thành Phật. Phật Đà liền hóa hiện tướng Mật tập Kim Cương của Phật Kim Cương Trì (Vajradhara) để diễn thuyết Mật tập kim cương bản tục; khi 36 tuổi, theo tỉnh cầu của Nguyệt Hiển vua nước Hương Ba Lạp, Phật Đà đến tháp Cát Tường Mê Tụ bên bờ biển Nam Ấn Độ, hóa hiện thành tướng Thời Luân Kim Cương (Kalacakravajra) của Kim Cương Trì, thuyết Thời luân kim cương và nhiều loại Mật pháp; còn tại đỉnh núi Tu Di, Phật Đà hóa hiện tướng Thắng Lạc Kim Cương (Chakrasamvara), thuyết Thắng Lạc bản tục. Các bộ kinh Mật tục khác cũng đều là thần truyền của Phật Đà. Vì thế, quan điểm nổi Mật tông bắt nguồn từ Ấn Độ giáo là không cân nhắc đến tính logic và lịch sử văn hiến.
Một đặc trưng thuyết pháp của Phật đương thời là dựa theo căn cơ để thuyết pháp tùy theo căn cơ khác nhau của chúng sinh mà tuyên giảng Phật pháp Đại, Tiểu thừa, giống như đối với các loại bệnh thì có những phương thức chữa trị tương ứng. Do quan hệ với thời vận, Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa tịnh không được lưu truyền rộng rãi ở Ấn Độ thời sơ kỳ, đến thời hậu kỳ mới phát triển mạnh mẽ.
Giáo Ba La Mật Đa thừa và Mật giáo Kim Cương thừa. Giáo pháp Kim Cương thừa là tiến thêm một bước thăng hoa và tinh thâm hóa đối với lý luận Tiểu thửa và Hiến giáo; trong lý luận Tiểu thừa và hiển giáo có không ít quan điểm chưa thấu triệt, Kim Cương thừa đã hoàn thiện sự thiếu sót đó. Những người chân chính hiểu được Phật pháp Hiển Mật đều thừa nhận sự thực này. Như John Blofeld, học giả Phật giáo người Anh từng nói: “Tôi xem Kim Cương thừa là một trong những đóa hoa mỹ lệ nhất trong lịch sử phát triển của tư tưởng nhân loại” Đại sư Tsong - kha - pa của phải Cách Lỗ, Tây Tạng cũng cho rằng giáo pháp Kim Cương thừa thậm chí còn quý giá sánh ngang với Phật Đà.
Kim Cương thừa do tập hợp rất nhiều phương pháp thành Phật nhanh chóng vì thế còn được gọi là “Phương tiện thừa”; trực tiếp lấy yếu tố quả vị Phật Đà tiến hành tu trì, vì thế còn được gọi là “Quả thừa”; trong Mật tục nói, do rất nhiều nguyên nhân như trí tuệ siêu phàm, phương tiện nhiều cho nên Kim Cương thừa là giáo pháp thù thắng nhất trong Phật pháp.
KIM CƯƠNG THỪA CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ ?
Kim Cương thừa thuộc giáo pháp Đại thừa, vì thế về mặt tu trì tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo tịnh không có sự khác biệt so với giáo pháp khác. So với Hiển giáo, Kim Cương thừa có một số đặc điểm khác biệt sau:
1. Trí tuệ siêu thắng: Về mặt nhận thức đối với tính không của bản chất sự vật, quan điểm của Hiển, Mật giống nhau, nhưng về mặt tôm thức Kim Cương thừa đã vượt qua Hiển thừa. Nhận thức của Hiển giáo đối với tính không là tiến hành thông qua tâm thức thông thường, cũng chính là ý thức mà người thường chúng ta sử dụng. Còn Kim Cương thừa là thông qua “Đại lạc tầm” để nhận thức.
2. Phương tiện siêu thắng:
(1) Kim Cương thừa có phương tiện tức thân thành Phật. Theo quan điểm của Hiển giáo, thành Phật cần phải trải qua ba quá trình kéo dài vô lượng đại kiếp. Trong Kim Cương thừa, có phương tiện đặc thù có thể vượt qua tiến trình tu trì, đây chính là Du già Bản tôn. Mật tục Hạ tam bộ có thể thông qua tu thân để thành Phật. Vô thượng mật có phương pháp chỉ trong khoảng vài chục năm có thể tức thân thành Phật, thời gian thành Phật rất ngắn.
(2) Phương tiện trong tu trì: Trong Hiển giáo, tu trì bố thí Lục độ cần phải có thời gian rất dài trong Mật giáo còn có phương tiện đặc thù có thể thay thế. Ngoài ra, trong các phương diện như quan điểm cải biến thế tục, cứu độ những chúng sinh nghiệp nặng, khó giáo hóa được tu định khai tuệ đều có phương tiện đặc biệt.
chuaviet.org tổng hợp