Pháp Bảo Tự - Ngôi chùa linh thiêng Tiền Giang

date
13/11/2020
Vị trí tọa lạc ngôi chùa trước đây của gia đình ông bà Phán Lễ (Ông Nguyễn Văn Lễ, làm công chức bậc trung gọi là Phán hoặc thông phán - gọi tắt là Phán Lễ, cho nên vợ ông là bà Phan Thị Trường - được gọi là Bà Phán Lễ) là một gia đình giàu có bảy đời tại Mỹ Tho, có nhiều ruộng đất - trong đó có mảnh đất ông bà cho những người nghèo đến lập mộ chôn cất miễn phí.

Lịch Sử Hình Thành:

Vị trí tọa lạc ngôi chùa trước đây của gia đình ông bà Phán Lễ 

Vị trí tọa lạc ngôi chùa trước đây của gia đình ông bà Phán Lễ (Ông Nguyễn Văn Lễ, làm công chức bậc trung gọi là Phán hoặc thông phán - gọi tắt là Phán Lễ, cho nên vợ ông là bà Phan Thị Trường - được gọi là Bà Phán Lễ) là một gia đình giàu có bảy đời tại Mỹ Tho, có nhiều ruộng đất - trong đó có mảnh đất ông bà cho những người nghèo đến lập mộ chôn cất miễn phí.

Năm 1966, Qua sự giới thiệu của cô Bảy An (là Phật tử Nguyên Thủy - người Mỹ Tho), ông bà Phán Lễ đã hoan hỷ cúng mảnh đất ấy để Giáo hội làm chùa. Lúc bấy giờ, Hòa thượng Giới Nghiêm (Ṭhitasīlo Mahathera)  là Tăng thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam nhận lãnh phần đất này sau khi người dân đã hốt cốt mồ mả để chính quyền bàn giao miếng đất (gần 1hecta) cho Giáo hội.

Năm 1967, Hòa Thuợng Pháp Lạc xin phép Giáo hội làm lễ đặt viên đá đầu tiên, chính thức khởi công xây dựng ngôi chùa Pháp Bảo.

Ngày 27/02/1966, Ngài Tăng thống cùng chư Tăng và Phật tử từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho làm lễ an vị Phật và bàn giao ngôi chùa nhỏ (được lợp lá đơn sơ, chưa dựng vách) cho ngài Hòa Thượng Pháp Lạc (Sukhadhammo Mahathera) quản lý và xây dựng. Hòa thượng Giới Nghiêm ban hiệu chùa là Pháp Bảo (vì chùa cùng hệ thống là chùa Phật Bảo ở quận Tân Bình - TP.HCM - chùa Tăng Bảo ở tỉnh Quảng Ngãi). Mùa an cư hạ 06/11/1966, cô Trần Thị Thự làm chủ lễ dâng y Kathina đầu tiên tại ngôi chùa Pháp Bảo này.

Năm 1967, Hòa Thuợng Pháp Lạc xin phép Giáo hội làm lễ đặt viên đá đầu tiên, chính thức khởi công xây dựng ngôi chùa Pháp Bảo.

Ngày 03/01/1968, làm lễ an vị Phật, và thờ năm viên Xá Lợi Đức Phật được tổ chức trọng thể dưới sự chứng minh của ngài Tăng thống Giới Nghiêm, tượng Phật Thích Ca ở giữa do cô Ba Thầu Tân An dâng cúng và Tượng Phật Niết Bàn do cô Ba Minh và Phật tử sài gòn phụng cúng mặc dù phần xây dựng chánh điện chưa hoàn tất, cổng tam quan chùa được xây dựng vào năm 1974.

Năm 1990, Hòa thượng Pháp Lạc tạo thêm bốn Phật cảnh trong khuôn viên chùa: đản sanh, thành đạo - chuyển pháp luân - nhập Niết bàn.

Năm 1997, xây tăng xá gồm sáu phòng dành cho khách nghỉ ngơi.

Ngày 12 / 05 / 2001 (nhằm ngày 20/04 năm Tân Tỵ), Hòa thượng Pháp Lạc viên tịch tại chùa Pháp Bảo - hưởng thọ 98 tuổi 40 năm hạ lạp.

Sinh thời ngoài việc xây dựng chùa Pháp Bảo - Mỹ Tho, Ngài còn sáng lập nhiều ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy khác như: Chùa Phước Hải - Châu Thành - Tiền Giang, Chùa Bình Long - Phan Thiết - Bình Thuận, Chùa Thái Bình - Bất Nhị - Quảng Nam, Tịnh Thất Bửu Thanh - Gò Công Đông - Tiền Giang.

Năm 2001, để tưởng niệm công đức của HT Pháp Lạc, ĐĐ Bửu Hiền và môn đồ hiếu quyến cùng chư Tăng, tu nữ, Phật tử gần xa đã hùn phước xây dựng ngôi bảo tháp để tôn trí tượng của cố Hòa thượng Pháp Lạc trong khuôn viên chùa, ngôi bảo tháp cao 13m do HT Viên Minh (Trụ trì Chùa Bửu Long - Quận 9 - TP.HCM) thiết kế.

Năm 2008, Đại Đức Bửu Hiền cho xây dựng trai đường mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học.

Qua những đợt trùng tu và xây dựng mới, chùa Pháp Bảo trở nên khang trang, thoáng mát, thanh tịnh, trang nghiêm

Hiện nay, đất chùa chỉ còn lại 1 hecta, qua những đợt trùng tu và xây dựng mới, chùa Pháp Bảo trở nên khang trang, thoáng mát, thanh tịnh, trang nghiêm, thu hút nhiều Phật tử đến lễ bái và tu học sinh hoạt. Hàng năm vào rằm tháng 04, tại chùa cung thỉnh Xá lợi Phật trên bảo tháp xuống chánh điện cho chư Tăng, Ni, Phật tử gần xa chiêm bái.

Với vai trò là người kế nhiệm trụ trì, Đại đức Bửu Hiền cố gắng thu thập qua nhiều phương tiện như băng đĩa, kinh sách tài liệu để giới thiệu, cũng như tranh ảnh từ Thái Lan, Sri Lanka giúp cho chư Tăng, tu nữ, Phật tử thuận lợi trong việc nghiên cứu tu học, ngoài ra trong thư viện chùa còn có ba bộ kinh tam tạng tiếng Thái - Camphuchia - và tiếng Anh do ngài Thiền sư Kim Triệu ở Mỹ hiến cúng. Đồng thời, qua đó thực hiện ý nguyện của HT Pháp Lạc khi ngài còn tại thế là: Xây thêm phòng ốc, mở lớp học Pāli tạo điều kiện cho Tăng Ni Phật tử học hỏi thực hành giáo lý nhà Phật và hiểu rõ về nhân qủa, dự kiến sẽ thỉnh các vị Sư Sri lanka tới giảng dạy, đào tạo Tăng tài lớp kế thừa hoằng truyền Phật pháp lợi lạc quần sanh.

Hơn hai mươi năm xây dựng, chùa Pháp Bảo trở thành một thánh địa rộng lớn được nhiều người ngợi khen

Hàng tháng, chùa tham gia các hoạt động từ thiện tại Tân Mỹ Chánh, hội người mù, bệnh viện tâm thần Nhị Bình tại huyện Cai Lậy.

Các ngày lễ trong năm:

-          Dâng Y Kaṭhina: 14 tháng 10 âm lịch

-          Sám hối định kỳ hàng tháng hai kỳ vào ngày Rằm và cuối Tháng

-          Khóa tu một ngày an lạc hàng tháng: 29 âm lịch

-          Lễ thọ đầu đà: 15 tháng giêng,…

-          Đại lễ Rằm Tháng Giêng, Tam hợp Rằm Tháng Tư, Vu Lan Báo Hiếu Rằm Tháng Bảy v.v.

“Hơn hai mươi năm xây dựng, chùa Pháp Bảo trở thành một thánh địa rộng lớn được nhiều người ngợi khen. Chùa có đông đảo Phật tử và chư Tăng đến tu hành, đáp ứng được kỳ vọng của Giáo hội lúc ban đầu. Theo tôi, đó cũng là một kỳ tích.”  Trích lời Hòa thượng Pháp Lạc trong tác phẩm của Ngài: Hồi ký một quảng đời – Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2006.

chuaviet.org tổng hợp