Namu Myōhō Renge Kyō (cũng hay gọi là Nam Myōhō Renge Kyo – Sự tận tâm với diệu pháp của Kinh Pháp Hoa) là thần chú thường được tụng niệm trong các thực hành trọng tâm của Phật giáo Nichiren (Nhật Liên Tông) cũng như Tendai (Thiên Thai Tông).
Từ Myōhō Renge Kyō được dùng làm tiêu đề Kinh Pháp Hoa ở Nhật Bản. Thần chú được gọi là Daimoku và lần đầu tiên được tiết lộ bởi tu sĩ Phật giáo Nhật Bản, Nichiren vào ngày 28 tháng 4 âm lịch năm 1253 tại Kiyosumi-dera (Seichō-ji), thành phố Kamogawa, tỉnh Chiba, Nhật Bản.
Việc thực hành tụng kinh kéo dài được gọi là shōdai, với mục đích nhằm giảm bớt đau khổ bằng cách tận diệt nghiệp xấu cũng như giảm các hình phạt nghiệp báo từ kiếp trước và hiện tại với mục tiêu đạt được sự giác ngộ hoàn hảo và trọn vẹn.
Bảy âm tiết na-mu-myo-ho-ren-ge-kyo được viết xuống trung tâm của Ngự Bản Tôn (Gohonzon) trong mandala và được tôn kính bởi hầu hết các Phật tử theo Nhật Liên Tông. Họ thường bắt đầu thực hành tụng hay hát vang thần chú một vài phút, sáng và tối.
Lời kêu gọi thực hành Namu Myoho Renge Kyo do Nichiren thành lập vào ngày 28 tháng 4 năm 1253. Sau khi nghiên cứu rộng rãi trong tất cả các kinh điển Phật giáo, ông đã kết luận rằng, Kinh Pháp Hoa có chứa chân lý cuối cùng của Phật giáo: “Tất cả mọi người đều có tiềm năng đạt được Phật quả“. Tiêu đề Kinh Pháp Hoa trong bản dịch tiếng Nhật là Myoho-Renge-Kyo.
Nhưng đối với Nichiren, ý nghĩa của Myoho-Renge-Kyo tuyệt vời hơn là tiêu đề của một văn bản Phật giáo, đó là cách diễn đạt theo ngôn từ của “quy luật cuộc sống” mà tất cả các giáo pháp Phật giáo theo cách này hay cách khác đều muốn làm sáng tỏ.
Bạn đạt được hạnh phúc thật sự khi bạn nhận ra rằng, những hành động tốt (hoặc xấu) sẽ mang lại cho bạn những điều tốt đẹp (hoặc xấu) và sửa đổi cách sống để cải thiện nó. Việc thực hành tụng kinh Daimoku là một phương tiện để mọi người có thể đặt cuộc sống của mình hòa hợp hoặc nhịp điệu với luật pháp của sự sống. Mục đích chính của thực hành Daimoku là đạt được sự tỉnh thức hoàn hảo.
Khi chúng ta xem xét từng phần của Nam-Myoho-Renge-Kyo, chúng ta bắt đầu cảm nhận được sự sâu sắc của nó. Mặc dù nó chỉ đơn giản là sáu âm tiết, nhưng mỗi âm tiết biểu hiện cho những sự thật sâu xa của vũ trụ, vấn đề của sự sống, cái chết, và luật nhân quả.
Hai âm nah và mu xuất phát từ tiếng Phạn. Một bản dịch gần nghĩa của nó là “cống hiến mình”. Nichiren đã thiết lập việc tụng niệm Nam-Myoho-Renge-Kyo như là một phương tiện để mọi người có thể thay đổi cuộc sống của họ trở nên hòa hợp hoặc nhịp điệu với quy luật của cuộc sống.
Trong tiếng Phạn, nam thể hiện các yếu tố hành động và thái độ. Nó đề cập đến hành động chính xác mà người ta cần và thái độ cần phát triển để đạt được Phật quả trong kiếp này. Mặc dù các quy tắc văn hoá ngôn ngữ cho phép phát âm là “Nam” với âm “u” bị mất, nhưng nó luôn phải được viết như hai biểu tượng hiện diện trên mạn đà la (mandala), Nah và Mu hay Namu.
Myoho có nghĩa là “Diệu Pháp”, nó thể hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng vốn có trong vũ trụ. Myo đề cập đến bản chất của cuộc sống, đó là “vô hình” và ngoài sự hiểu biết trí tuệ của con người.
Bản chất này luôn thể hiện bản thân nó dưới hình thức hữu hình (ho) và có thể bị các giác quan nhận diện. Hiện tượng (ho) có thể thay đổi, nhưng bao trùm tất cả các hiện tượng như vậy là một thực tế liên tục được gọi là Myo.
Pháp này được gọi là thần bí bởi vì nó rất khó hiểu. Điều gì đã làm cho nó khó hiểu? Đó là do người bình thường hay dựa vào những thứ mang tích logic và thực tế, nên họ không thể xác định được nguyên nhân dẫn đến đau khổ của họ. Myo giúp họ nhận ra rằng, họ vốn là những vị Phật có thể tự giải quyết vấn đề của mình và của người khác.
Phật giáo dạy rằng cuộc sống là một chu kỳ. Chúng ta xuất hiện từ “myo“, trở thành “ho” và trở lại “myo” một lần nữa. Nhịp điệu này diễn ra liên tục. Chúng ta thấy sự tăng trưởng mới vào mùa xuân, trưởng thành vào mùa hè, thu hoạch vào mùa thu trước một thời kỳ thu hồi ảm đạm trong mùa đông. Và mùa đông sẽ trở lại mùa xuân một lần nữa, một chu kỳ mới bắt đầu.
Renge nghĩa là hoa sen. Hoa sen nở hoa và tạo ra hạt cùng một lúc, và do đó đại diện cho sự đồng thời của nguyên nhân và hậu quả. Các hoàn cảnh và chất lượng cuộc sống cá nhân của chúng ta được xác định bởi nguyên nhân và các ảnh hưởng của nó, cả tốt lẫn xấu, mà chúng ta tích lũy (qua suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta) vào từng thời điểm. Đây được gọi là nghiệp hay luật nhân quả.
Luật nhân quả giải thích rằng, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm về số phận của mình. Chúng ta tạo ra vận mệnh của chúng ta và chúng ta có thể thay đổi nó. Phương thức thay đổi mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể làm được là niệm Nam-Myoho-Renge-Kyo: Bản chất tốt đẹp ẩn sâu bên trong mỗi con người sẽ được phát hiện.
Hoa sen phát triển và nở trong ao bùn, nhưng vẫn thuần khiết và không có bất kỳ phiền não nào, tượng trưng cho sự xuất hiện của Phật tính trong đời sống của một người bình thường. Hình ảnh hoa sen này cũng có nghĩa là Đức Phật không phải là một hiện thân hoàn hảo, tách ra khỏi thực tại của cuộc sống, hoặc là trong một tu viện hay trong một thế giới khác.
Đúng hơn, Đức Phật là tấm gương phản ánh những điều tốt đẹp trong cuộc sống, và chúng ta có thể nhìn vào đó và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Trải qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta sẽ nhận ra rằng, những đức tính tốt của đức Phật có thể được tiết lộ.
Kyo có nghĩa đen là kinh, tiếng nói hay lời dạy của một vị Phật. Theo nghĩa này, nó cũng có nghĩa là âm thanh, nhịp điệu hoặc rung động. Ngoài ra, một số học giả Trung Quốc cho rằng, kyo ban đầu có nghĩa là “sợi dây”. Trước Khi một sợi vải được dệt, các sợi thẳng đứng được đặt đúng vị trí.
Đây là hiện thực cơ bản của cuộc sống. Chúng là những khung bền vững, qua đó các sợi dây được dệt. Những sợi dây này đại diện cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tạo thành kiểu vải, màu sắc và biến thể.
“Vải” trong cuộc sống chúng ta bao gồm cả chân lý cơ bản và lâu dài cũng như thực tế bận rộn của cuộc sống hàng ngày với sự độc đáo và đa dạng của nó. Theo nghĩa rộng, kyo truyền đạt khái niệm rằng, tất cả mọi thứ trong vũ trụ là một biểu hiện của “Diệu pháp”.
Đó là lý do tại sao chúng ta thực hành Nam-Myoho-Renge-Kyo, hơn là thực hiện một thiền định tĩnh lặng. Kyo là sự kết nối của tất cả các hiện tượng với lời cầu nguyện của chúng ta.
Tụng niệm thần chú Namu-Myoho-Renge-Kyo (Daimoku) là thực hành chính của khoảng 12 triệu thành viên Soka Gakkai International (viết tắt là SGI) trên thế giới.
Thông qua thực hành này, người ta có thể tìm thấy “Phật tánh” trong quá trình trải nghiệm cuộc sống của mình, kinh nghiệm cũng như sự phát triển tự nhiên của niềm vui, sức sống tăng lên, lòng can đảm, trí tuệ và từ bi. Nó đã được gợi lên bởi Nichiren như là cách cơ bản để thực hành đức tin Phật giáo cho tất cả mọi người.
“Khi bị lừa dối, con người được gọi là một sinh vật bình thường, nhưng khi đã giác ngộ, con người được gọi là Phật, giống như một tấm gương mờ nhạt sẽ lấp lánh như một viên ngọc khi đánh bóng.
Giống như một tấm gương mờ nhạt, nhưng khi được đánh bóng, chắc chắn sẽ phản chiếu rõ ràng bản chất thiết yếu của hiện tượng và khía cạnh thực sự của thực tại. Chỉ bằng cách tụng niệm Nam-Myoho-Renge-Kyo.” Nichiren.
Hỏi: Nếu một người đơn giản là chỉ niệm Nam Myoho Renge Kyo mà không hiểu ý nghĩa của nó, thì có mang lại lợi ích gì không?
Khi em bé uống sữa của người mẹ, nó không hiểu gì về sữa (hương vị, các thành phần…), nhưng cơ thể của nó được nuôi dưỡng một cách tự nhiên.
Lợi ích của “Diệu pháp” là vô biên và vô lượng. Ngay cả khi chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa sâu sắc của Nam Myoho Renge Kyo, nhưng bằng cách tụng kinh, chúng ta sẽ tự nhiên được bao bọc trong vận may và những lợi ích tuyệt vời, giống như cách đứa trẻ hạnh phúc trong tình yêu thương của người mẹ.
Điều quan trọng nhất là thực hành phải đi liền với đức tin Ngự Bản Tôn (Gohonzon), trung thực và chân thành. Không gì có thể ảnh hưởng đến việc hát vang Nam Myoho Renge Kyo và tìm ra bản chất tốt đẹp trong mỗi con người.
Thực hành Nam-Myoho-Renge-Kyo là một hành động thể hiện niềm tin vào Diệu pháp và trong khả năng tiềm ẩn của cuộc sống. Trong suốt các bài viết của mình, Nichiren nhấn mạnh đến tính ưu việt của đức tin.
Như vậy đức tin là yêu cầu căn bản để bước vào con đường của Đức Phật. “Diệu pháp là sức mạnh không giới hạn vốn có trong cuộc sống của một người. Để tin vào Luật Pháp bí ẩn và hát Nam-Myoho-Renge-Kyo là có niềm tin vào tiềm năng không giới hạn của bản thân họ.
Đây không phải là một cụm từ huyền bí mang lại sức mạnh siêu nhiên, cũng không phải là một thực thể vượt qua khả năng mà chúng ta dựa vào. Tụng thần chú Myoho-Renge-Kyo sẽ giúp bạn nắm bắt được chân lý thần bí bẩm sinh trong cuộc sống.
Đức Phật là một con người bình thường sống trong thế giới này, Ngài nhận ra tiềm năng giác ngộ vốn có trong mỗi chúng ta, và khuyến khích những người khác tìm ra nó để thoát khỏi đau khổ.
Kinh Pháp Hoa (Lotus sutra) giải thích rằng, mọi người có cùng tiềm năng như Đức Phật để đạt giác ngộ. Kinh điển ban đầu được ghi lại bằng Phạn ngữ với tựa đề Saddharma Pundarika Sutra.
Khi những lời dạy của Phật giáo lan truyền, chúng được dịch sang các ngôn ngữ của các nền văn hoá mà Phật giáo hiện diện. Kinh Pháp Hoa được dịch sang tiếng Hoa, và khi đến Nhật Bản nó được gọi là Myoho-Renge-Kyo. Tiêu đề được cho là gói gọn tất cả nội dung trong kinh điển này.
Nichiren Daishonin đã dạy rằng, hành động ca ngợi kinh Pháp Hoa sẽ cho phép bản tính của đức Phật, bản chất vốn có trong cuộc sống của chúng ta nổi lên. Do đó, ông đã đặt Myoho-Renge-Kyo làm tiêu đề kinh Pháp Hoa. Điều này rất đơn giản nhưng ý nghĩa của nó rất sâu sắc.
Vũ Hạnh.