Chùa Am (Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh) được khởi dựng từ đầu thế kỷ XV, là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hiếm hoi còn lại của thời Lê ở Hà Tĩnh.
Kiến trúc của ngôi chùa theo kiểu chữ Công của thời Lê và bố trí nội thất theo chiều dọc, hướng chùa quay về hướng Tây Nam, cách trước chùa khoảng 1km là dòng sông Ngàn Sâu. Chùa được thiết kế gồm 7 gian chính và 2 gian hồi, có tất cả 60 cột gỗ mít. Cấu trúc chùa gồm 12 mái theo kiểu Lượng Long Triều Nguyệt.
Trong khu chùa, các công trình kiến trúc cổ như hệ thống am tháp, điện thờ Mẫu, nhà thờ Tổ… vẫn giữ nguyên vẹn nằm dưới tán lá của rừng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Nhìn tổng thể, kết cấu toàn bộ khung gỗ và hệ thống mái của ngôi chùa gây cảm giác vừa đồ sộ, thoáng rộng vừa vững chắc kiên cố mà uyển chuyển, mềm mại. Các công trình phụ trợ của ngoại thất cũng góp phần tăng thêm giá trị kiến trúc công trình này, đó là dãy hành lang và sân chùa được khép kín với dãy lan can tường bao xây ô thấp, đắp hình hoa thị đồng nhất với các họa tiết trang trí ở các cửa thông thoáng của ngôi chùa.
Do địa thế dốc thoải của sườn đồi, đường lên xuống sân chùa được tạo 2 lối đi cách biệt ở hai bên tả, hữu, mỗi bên gồm 15 bậc đá, có lan can xây chỉn chu, nghiêm túc.
Chùa Am có tên chữ là Diên Quang Tự tọa lạc trên núi Am thuộc xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa do Hoàng Hậu Bạch Ngọc (vợ vua Trần Duệ Tông) chữ Công, mái ngói, tường gạch với 60 cột gỗ bằng lim, có nhiều tượng phật. Sau chùa có vách đá dựng đứng trông như núi. Chùa xây dựng vào khoảng niên hiệu Thuận Thiên (1428-1433) làm nơi tu hàmh cho Hoàng Hậu và sau đó con gái là công chúa Huy Chân và cháu gái ngoại là Công chúa Trang Từ. Năm 2010 BTS Phật giáo Hà Tĩnh đã long trọng cử hành lễ bổ nhiệm Đại đức Thích Chiếu Tuệ về trụ trì,và tiến hành động thổ trùng tu xây dựng lại một số hạng mục bị hư hại nặng, đến nay công việc cơ bản đã hoàn thành.
Cho đến nay, Chùa Am vẫn còn giữ được kiểu kiến trúc xưa theo lối chữ “Công” với sườn bằng gỗ, tường xây, mái ngói lợp âm dương – kiểu kiến trúc đặc thù của vùng Thanh-Nghệ vào cuối thế kỷ XIX.
Chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ kính lớn nhất Hà Tĩnh hiện còn được bảo tồn.
Sau khi hoàng hậu, con gái và cháu ngoại qua đời, chùa làm nơi thờ 3 bà cháu Hoàng Hậu, có tượng chân dung thờ Hoàng Hậu. Chùa nằm trong cảnh trí thâm u, lối đi lên chùa qua bãi đá lô nhô trông như các sư tăng quỳ lạy nên người đời gọi là "Bái phật tăng". Chùa xây kiểu chữ Công, mái ngói, tường gạch với 60 cột gỗ bằng lim, có nhiều tượng phật. Sau chùa có vách đá dựng đứng trông như núi Thần Công, gọi là "Đá thần Công".
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)