Lịch Sử Phật Giáo - Hình tượng Bồ tát trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa

date
07/10/2020
Lịch Sử Phật Giáo - Hình tượng Bồ tát trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa

Lịch Sử Phật Giáo - Hình tượng Bồ tát trong nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa

HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT (BODHISATTVA) TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHĂMPA

Thông Thanh Khánh

---o0o---

Nghệ thuật Chămpa cùng với những công trình sáng lập đồ sộ và có giá trị đặc biệt đi vào tính vô giá của một nền nghệ thuật của một thời xa xưa, không chỉ huy hoàng về vật chất mà ngay từ buổi đầu nghệ thuật Chămpa đã có thiên hướng đi vào cuộc sống của thới giới siêu nhiên. Với những tác phẩm điêu khắc thông qua những tư liệu bằng đồng, đá, mô tả về đề tài Phật giáo đã phát  triển hầu như khắp tất cả không gian rộng lớn của vương quốc Chămpa từ niềm Bắc Indrapura đến miền Nam Panduranga trước đây là những bằng chứng sắc nét về một nền tảng tư tưởng Phật giáo đã từng tồn tại và phát triển sâu mạnh đối với cộng đồng tộc người thông qua những loại hình, nội dung phản ánh rất đa dạng của các tác phẩm được kiến tạo trong dó quan niệm và tính ngưỡng hình tượng Bồ Tát ( Bodhisatta) dâng phát triển mạnh vào thời kì này đã để lại cho nhân lọai những tác phẩm điêu khắc được xem như tuyệt tác trở thành những giá trị vô giá đối với ngày nay.

Người đau khổ và hiện thân trong niềm hỷ lạc ban trải cho khắp tất cả mọi người đang hiện diện trên cõi trần thế. Các vị Bồ Tát là những vị được xem như đã gần đến thế giới Phật cảnh nhưng vì hạnh nguyện lợi tha ấn thân  hiện xuống trần gian cứu giúp chúng sinh bằng tinh thần đại từ, đại bi. Nghệ thuật điêu khắc ở Chămpa miêu tả các vị Bồ Tát với hai hình dạng thường rất phổ biến đó là hình ảnh người phụ nữ và hình ảnh nam giới, bởi vì căn cứ vào  bộ  kinh Pháp Hoa (Saddharma Pundarica – Sutra) một bộ kinh tiêu biểu cho hệ Đại thừa cho rằng Bồ Tát có 32 Ấn thân khác nhau như sẳn sàn làm nữ giới, nam giới, đồng nam, đồng nữ… chỉ vì mục đích cứu giúp chúng sinh đang đau khô. Mô tả trên một  khái uát chúng ta thường  thấy hình tượng Bồ Tát đều tập trung vào các thế đứng, ngồi và trên chóp đỉnh đầu của các vị luôn có hình ảnh của Phật A Di Đà một hình ảnh của vô lượng quan như lai cảnh giới của miền Tây phương cực lạc, nơi mà sau khi xoá bỏ báo thân ở cõi trần thế những người tu theo Phâït giáo sẽ được đức Phật Di Đà phóng quang tiếp dẫn về sống cảnh cực lạc, nơi đó không có hận thù, không có tranh chấp bởi lòng tham đắm si mê mà chỉ có sự hoan hỉ tràn đày miên viễn. Ơû nghệ thuật điêu khắc Chămpa vẫn tuân thủ theo nguyên tắt chung đó là tay trái luôn được tạt bằng cầm tràng hạt, bông sen hay hình nước cam lồ và tay phải bắt Ấn Cam Lồ xuất hiện  hầu như tất cả những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tượng Bồ Tát tìm thấy. Ngoài tư thế đứng và ngồi được miêu tả trên, hình tượng Bồ Tát cũng được thể hiện qua môtíp nhiều mặt, nhiều tay phản ánh rỏ quan niệm của hình tượng Đức Phật Chuẩn Đề hơn là quan niệm của một vị Bồ Tát Quan Âm. Đặc biệt sự xuất hiện của Bồ Tát Bát nhã (Padmapani) hiếm thấy trong nghệ thuật điêu khắc  ở các nước lân cận như Đại Việt, Trung Hoa, Miến Điện…Nay lại xuất hiện khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc của Chămpa. Đi theo mẫu số chung để nhận định về nghệ thuật điêu khắc tượng Bồ Tát của Chămpa dường như sử dụng hoá tư tưởng  đã phổ biến rộng rãi và  ăn sâu vào tiềm thức của từng nghệ sĩ sáng tạo. Hình tượng Bồ Tát miêu tả đã thực sự đi vào sự hoàn thiện của tính cách nhân vật, từ bộ y phục cho đến đồ trang sức thể hiện rỏ hơn là một người phụ nữ hay một người nam giới Chămpa mang đầy đủ nét nhân chủng Chămpa hơn bao giờ hết và phản ánh đặc trưng theo từng khu vực tập thể. Cúng tôi tạm chia phong cách nghệ thuật theo hai phong cách của nghệ thuật điêu khắc theo hai trung tâm Phật giáo khác nhau về tượng Bồ Tát Chămpa 

NHÓM TƯỢNG BỒ TÁT ĐỒNG DƯƠNG 

Nhóm tượng này được sắp xếp theo trình tự thuộc các nhóm tượng phía Bắc Chămpa để so sánh với nghệ thuật nhóm tượng thuộc phía Nam. Nhóm tượng Đồng Dương được trải dài từ các vùng của các tỉnh Qủang Trị đến Qủang Bình. Trong các hiện vật tìm về tượng Bồ Tát như tượng Mật Tông tìm thấy ở Quảng Trị, tượng Quan Âm  ở Đại Hữu, Long Bình, Chiên Đàn….hầu hết được tao dựng theo kích thướt lớn và đồ sộ ( gồm cả chất liệu đá và chất liệu bằng đồng) nhóm tượng Bồø Tát thuộc khu vực Đồng Dương mang tính chất chng vẫn là y phục Sà Rông, các hiện vật trang sức trên cánh tay, đôi chân mang tính chất quí phái và mô tả một cách cầu kì với cập lông mày nối liền, đôi mắt lim dim, khuôn mặt thanh thoát biểu hiện bằng đôi môi mỉm cười đầy thiện vị như cho phép ta đánh giá là những bức tượng khởi phát từ nhưng giai đoạn của Phật giáo Chămpa bước vào thời kì thịnh trị. Đỡi sống tư tưởng ổn định đi vao thời kì thăng hoa nên nghệ thuật sáng tác cũng bước vào giai đoạn rực rỡ nhưng vẫn mang tính chất nhập thế đi vào đời sống và kiến tạo cuộc đời bằng chất liệu lợi lạc và an vui. Có thể thấy rằng nhóm tượng thuộc khu vực Đồng Dương phản ánh đầy đủ hơn về một nền nghệ thuật điêu khắc Chămpa đang bước trên đỉnh cao của giai đoạn phát triển, đồng thời đi vào cuộc sống một cách thiết thực, những tác phẩm kiến tạo đều nằm nhằm phục vụ cho nhân sinh tạo lập một cảnh giới tịnh độ ngay cõi thế gian, được phản ánh rõ nhất thong qua các  tượng Phật Bồ Tát vào giai đoạn này.

NHÓM TƯỢNG BỒ TÁT PANDURANGA

Hầu hết các tượng được phát hiện và tìm thấy ở phía Nam, tập trung vào thuộc khu vực di tích Đan Bình, Phan Thiết và Phước Thiện Xuân ( Hàm Thuận Bắc) tỉnh Bình Thuận. Chất liệu chính kiến  tạo tượng  là đồng nguyên chất hay đông thau cùng với kích thướt rất nhỏ nhưng không kém phần sắc sảo. Các tượng Bồ Tát Quan Thế Âm (Avalokitevara) đứng, ngồi được trang trí bằng các loại váy daì chấm gót, ngực trần biểu hiện trạng thái suy tư biểu thị qua đôi mắt mở nhìn đăm đăm vào một cõi xa săm nào đó với khuôn mặt buồn, đôi môi hơi khép là đặc tính chung cho nhân chủng tượng thuộc khu vực Panduranga. Ơû đặc điểm tượng Bồ Tát khu vực này vẫn tiếp tục xu hướng Chăm hoá đi vào trạng thái dân dã, không cầu kì vào những đường nét trang trí các nếp gấp khúc của váy, đồ trang sức thể hiện rỏ nét và tính chất bình dân bằng các loại vòng đeo  tay bình thường. Dường như các nghệ sĩ Chămpa đã muốn thể hiện mạnh vào trạng thái của khuôn mặt, tÝnh chast thoáng buồn của khuôn mặt đã cho  ta liên tưởng đến  giai đoạn suy vong của xã hội Chămpa,  mặc dù các nghệ sĩ Chămpa đã cố che lấp bằng hình thể tượng cân đối nhưng vẫn không thoát được khi mô tả khuôn mặt của vị Bồ Tát ẩn chứa một nét gì của sự thao thức. Hầu hết các bức tượng Bồ Tát được tìm thấy ở khu vực Panduranga thường có niên đại vào khoảng thế kỉ X –XII, giai đoạn mà ở phía Nam cuộc chiến với vương quốc  Campuchia, Chân Lạp liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân đi vào thời loạn.

Tóm lại: nghệ thuật điêu khắc Chămpa đã thật sự chinh phục lòng người bằng những đường nét tài hoa có ý sáng tạo mạnh mẽ đã taho nên những tác  phẩm có giá trị độc đáo và đồ sộ, có sức sống xuyên suốt với thời gian, là kiệt tác của những thế hệ nghệ sĩ tài hoa Chămpa để lại cho đời. Trong đó hình tượng Bồ Tác qua bàn tay tài hoa của những người nghệ sĩ Chămpa đã đôi phần khái quát cho ta thấy diện mạo bối cảnh thăng trầm của vương quốc Chămpa thông qua ngôn ngữ điêu khắc. Đó còn là phản ảnh tinh thần phật giáo vốn một thời dã từng ngự trị trong lòng cộng đồng  và truyền thống tín ngưỡng hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm theo tư tưởng mẫu hệ.  

Chuaviet.org tổng hợp