Chuyện những "bà Tám" đi chùa

date
21/10/2020
Việt Nam có rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Có tới hơn 90% dân số có tín ngưỡng, tôn giáo, có hơn 8000 lễ hội diễn ra ở các vùng miền khác nhau trên khắp cả nước. Hàng năm thu hút hàng triệu khách thăm quan hành hương nơi của Phật, tham gia vào các lễ hội, trong đó có nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả lãnh đạo chính phủ các nước, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo lớn trên thế giới tới thăm và có những chính sách hợp tác để cùng phát triển trong lĩnh vực này. Người dân tham gia lễ hội tại các đền, chùa một cách tự do cũng thể hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước bảo đảm, và tham gia lễ hội thực hiện đúng với cái tâm, cái thiện là thể hiện tấm lòng của mình với cội nguồn, với ông bà tổ tiên, đó là cách giúp đất nước giàu đẹp và văn minh hơn, tình người với người cũng trở nên bền chặt hơn. Lễ hội tại đền, chùa sẽ có giá trị nhân văn thiết thực hơn trong đời sống xã hội hiện nay.

Việt Nam có rất nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Có tới hơn 90% dân số có tín ngưỡng, tôn giáo, có hơn 8000 lễ hội diễn ra ở các vùng miền khác nhau trên khắp cả nước. Hàng năm thu hút hàng triệu khách thăm quan hành hương nơi của Phật, tham gia vào các lễ hội, trong đó có nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả lãnh đạo chính phủ các nước, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo lớn trên thế giới tới thăm và có những chính sách hợp tác để cùng phát triển trong lĩnh vực này. Người dân tham gia lễ hội tại các đền, chùa một cách tự do cũng thể hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước bảo đảm, và tham gia lễ hội thực hiện đúng với cái tâm, cái thiện là thể hiện tấm lòng của mình với cội nguồn, với ông bà tổ tiên, đó là cách giúp đất nước giàu đẹp và văn minh hơn, tình người với người cũng trở nên bền chặt hơn. Lễ hội tại đền, chùa sẽ có giá trị nhân văn thiết thực hơn trong đời sống xã hội hiện nay.

Đi chùa, làm công quả, tạo thiện duyên là chuyện đương nhiên của người con Phật. Tuy vậy, vì nhiều lý do mà việc đi chùa đôi khi có những vấn đề khiến người ngoài quan tâm. Xoay quanh việc đi chùa thì những “bà tám” là nơi bắt nguồn cho một số rắc rối không đáng có.

Tìm về chốn bình yên

Ngày nay, đi chùa không còn là việc dành riêng cho ông lão bà cụ mà trở thành thói quen của mọi người. Bởi nơi ấy có sự an lạc, có những phút giây thanh thản. Hay nói đúng hơn, ở chùa, ta cảm nhận và tận hưởng được sự bình an. Cuộc sống có quá nhiều đau khổ, lắm phiền não và sân hận nên ai cũng mong tìm về một chốn bình yên.

Ngôi chùa trở thành một địa điểm lý tưởng để ta lắng đọng tâm hồn, vơi bớt khổ đau, gạn dần phiền não. Chùa là “mái nhà chung” để “che chở hồn” không của riêng ai, nên ai cũng có thể đến chùa để lễ Phật, tụng kinh, nghe giảng, tập sống thanh thản, làm việc thiện lành nhằm tăng trưởng phước đức, gieo duyên lành quả ngọt cho hiện tại và mai sau.

Khi đi chùa trở thành phong trào

Lợi ích, an lạc của việc đi chùa được chúng ta cảm nhận và tận hưởng ngay trong giây phút hiện tại. Sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm hồn được nâng lên và lan rộng ra. Lợi lạc trong việc đi chùa được truyền miệng từ người này đến người khác. Vì thế mà người đi chùa ngày càng nhiều thêm. Tuy nhiên, vì đi chùa không được hướng dẫn kỹ càng, không được chỉ rõ lúc sơ phát tâm nên đa số đi “chệch hướng”.

Khi mới phát tâm đi chùa, nghe người ta bảo ở đó rất vui, ở đó có nhiều người có thể tâm sự chia sẻ nên cứ thế mà đi chùa. Cũng có một vài trường hợp cố đi chùa để được người ta khen siêng năng, tinh tấn; ăn chay để được người khác nể trọng; đi làm các công việc từ thiện để được người ta biết tên biết tuổi v.v... Khi nghe lời khen, lời tán dương ta càng hân hoan; nghĩa là ta đang hướng theo lời khen để nỗ lực đi chùa nhiều hơn nữa. Việc rủ nhau đi chùa kiểu này bỗng nhiên trở thành phong trào. Và đi chùa theo phong trào kiểu thiếu định hướng tuy có chút an lạc, thanh thản nhưng cũng có thể gây ra phiền não.

“Bà tám” đến chùa...

Đi chùa, ngoài việc lễ Phật, thăm thầy, sám hối, cầu nguyện thì nhiều người còn tranh thủ làm việc khác; việc khác ở đây chính là ngồi “tám”. Hình ảnh từng nhóm ngồi nói chuyện tạp trước khi vào khóa lễ hay sau các khóa lễ ngày càng nhiều. Mang cái nghiệp “tám” nghĩa là giới thứ 4 (gồm 4 điều: vọng ngôn - ác khẩu - lưỡng thiệt - ỷ ngữ) ta không thể tránh khỏi. Lúc đầu chỉ là chia sẻ tâm sự của mình như gia đình, con cái, vợ chồng; hay những tâm lý không an, những bế tắc, rắc rối khiến mình lo lắng suy nghĩ. Ta kể ra nhằm được bạn đạo của mình chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua chướng ngại phiền não.

Tuy nhiên, việc “chia sẻ” ấy không chỉ gói gọn trong bản thân mình mà nó mang tính chất lây lan. Không nói thì thôi, chứ một khi đã nói thì “tâm viên ý mã” dẫn dắt ta từ chuyện trong nhà ra tới cửa ngõ, đến người hàng xóm và đi xa hơn là chuyện của một người ta không biết, chuyện mà ta chỉ nghe kể lại. Chuyện này bắt qua chuyện kia, cứ thế nói hết chuyện người này đến chuyện người nọ. Chuyện tốt chẳng mấy ai để ý, nhưng chuyện xấu của người khác luôn khiến ta tò mò, rồi bình luận, nhận xét. Từ một phật tử (luôn cẩn trọng với khẩu nghiệp) ta trở thành một “bà tám” khi nào không hay.

Vì “tám” nên tất yếu xảy ra mâu thuẫn giữa phật tử này với phật tử nọ, giữa nhóm đạo hữu này với nhóm đạo hữu khác. Từ những người học Phật, là bạn đạo của nhau trở thành những người thù ghét nhau, chia rẽ nhau trong một đạo tràng. Rồi từ việc bảo vệ đạo tràng của mình, bảo vệ ngôi chùa của mình, cũng đồng nghĩa với việc nói xấu đạo tràng khác, nói xấu chùa khác... Vì “tám” mà ta “vạch áo cho người xem lưng”, từ tâm hồn an lạc nhẹ nhàng trở thành thị phi và phiền não.

Thiết nghĩ, sơ phát tâm thiện lành và được vị thầy hướng dẫn là điều thiết yếu để mỗi một chúng ta đi đúng hướng giải thoát. Đồng thời ta phải luôn quán xét việc phát sinh phiền não khi ở chùa. Khi sự việc xảy ra thì phải nhanh chóng xa lìa môi trường “tụ hội” gây nên những chuyện không hay. Chuyện người khác không nên tò mò, không nên phán xét, bình luận; vì đơn giản, ngay đến bản thân mình vẫn chưa an lạc thì không nên gây thêm phiền não.

chuaviet.org tổng hợp