Chùa Tôn Thạnh nằm tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chùa theo hệ phái Bắc Tông, được thành lập vào năm 1808 bởi Thiền sư Viên Ngộ. Theo ghi chép, Thiền sư Viên Ngộ là thuộc đời thứ 39 của Thiền phái Lâm Tế chi phí Liễu Quán. Hiện trong nhà Tổ của Chùa Tôn Thạnh có thờ các vị Tổ dòng Thiền phái Lâm Tế chi phí Liễu Quán.
Ít ai biết rằng Chùa Tôn Thạnh là nơi mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng viết văn, dạy học, trị bệnh cứu người. Những tác phẩm văn học nổi tiếng như “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”... đều được ra đời dưới mái chùa Tôn Thạnh.
Theo sử liệu, chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã, do Thiền sư Viên Ngộ xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808). Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), Thiền sư Viên Ngộ thấy mình đã xuất gia 40 năm mà chưa đắc đạo nên tịch thủy 49 ngày rồi viên tịch. Tưởng nhớ đến một thiền sư suốt đời hy sinh thân mình đem lại điều lành cho chúng sinh, người dân quanh vùng còn gọi chùa Tôn Thạnh là chùa Tăng Ngộ hay chùa Ông Ngộ, Lão Ngộ.
Theo ghi chép từ các sử liệu, chùa Tôn Thạnh được xây dựng vào năm 1808, đời vua Gia Long thứ 7 tại địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Chùa do Thiền sư Viên Ngộ xây dựng. Thời gian ban đầu, chùa có tên là chùa Lan Nhã. Đến năm 1845, đời vua Thiệu Trị thứ 5, người dân trong vùng đã đổi tên chùa thành chùa Tăng Ngộ, chùa Lão Ngộ hay chùa Ông Ngộ nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của vị thiền sư Viên Ngộ. Thiền sư là người đã sáng lập chùa và dùng cả cuộc đời để một lòng tận tâm mang đến nhiều điều lành cho mọi người. Nhưng rất tiếc sau khi xuất gia 40 năm thấy mình vẫn chưa đắc đạo nên thiền sự đã chọn tịch thủy 49 ngày và viên tịch ngay sau đó. Hiện nay, khuôn viên chùa Tôn Thạnh vẫn còn tòa tháp 3 tầng thờ Tổ sư Viên Ngộ cao 4,5m được xây dựng theo hình lục giác. Tầng trên của tháp có chạm khắc dòng chữ “Nam mô A Di Đà Phật”.
Người dân cho biết, lúc ban đầu chùa Tôn Thạnh được xây dựng theo lối kiến trúc xưa chủ yếu bằng vật liệu gỗ, rất là “rường cột tráng lệ, vàng son huy hoàng”. Tổng diện tích toàn bộ khuôn viên chùa là hơn 34.000m2, trong đó diện tích xây dựng chiếm gần 1.000m2. Có thể thấy quy mô hoành tráng của chùa. Tuy nhiên trải qua thời gian dài, nhiều lần trung tu, kiến trúc chùa đã có sự thay đổi ít nhiều.
Giai đoạn hiện tại, chùa Tôn Thạnh có các kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang đông - tây... May mắn là kiến trúc tiền điện và chánh điện vẫn giữ gần như nguyên bản nét cổ xưa với hệ thống cột cổ kiểu tứ tượng, vách gỗ. Bên trong có các liễn đối hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng. Với những giá trị lịch sử và kiến trúc quý báu này, chùa Tôn Thạnh được xem là một trong những ngôi chùa thu hút rất nhiều Phật tự viếng thăm hàng năm.
Bên trong chánh điện
Mái chùa có hoa văn rất đẹp
Chùa nhìn từ trên cao
Tấm bia kỷ niệm về cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu
Trong khung cảnh thanh bình, yên ả, đứng trước tấm bia ca ngợi công đức của cụ Đồ Chiểu trong khuôn viên chùa, bồi hồi đọc lại những dòng chữ, câu từ của Áng Văn tế bi hùng thuở trước, ta lại càng thấy tự hào và biết ơn bao anh hùng nghĩa sĩ đã hy sinh bảo vệ non sông.
Tháp thờ Thiền sư Viên Ngộ
Khách khi đến miền tây ở Long An đều muốn ghé qua thăm chùa Tôn Thạnh, nơi đây không chỉ có kiến trúc đẹp mà còn nổi tiếng với hai con người nhân từ, đức độ mà khi nhắc tới ai cũng tỏ lòng kính trọng, thương tiếc.
Người đầu tiên là nhà sư Viên Ngộ, người khai sáng ra chùa, ông được người dân ca tụng thông qua những câu chuyện truyền miệng như: cắt ngón tay út của mình cho vào nồi đồng đang nấu chảy để đúc tượng khỏi bị khiếm khuyết, rất mực hiếu thảo với cha mẹ, khi xảy ra dịch bệnh thì hết lòng giúp đỡ người dân, tụng kinh niệm Phật để chúng sinh mau thoát khỏi bể khổ.
Người thứ hai chính là nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, ông sống những năm cuối đời tại đây, nổi tiếng với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và cũng chính tại chùa Tôn Thạnh này là nơi kết thúc những chương cuối cùng của tác phẩm nổi tiếng Lục Vân Tiên.
Hồng Anh/chuaviet.org (tổng hợp)