Thiền viện Trúc Lâm - Chốn linh thiêng yên bình của Đà Lạt

date
06/10/2020
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được bình chọn nằm trong top 10 điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt. Thiền viện này không chỉ hấp dẫn với du khách trong nước mà cả khách nước ngoài, bởi khung cảnh non nước hữu tình với không gian bình yên và thanh tĩnh!

Đôi nét về thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, có hướng nhìn thẳng ra khu hồ Tuyền Lâm yên bình và thơ mộng. Đây là công trình phật giáo lớn nhất cả nước và là cũng là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam thuộc phái Thiên Yên Tử.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt - 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam

Theo như ghi chép lại, năm 1986 Ngài Thích Thanh Từ khi đang ngủ say thì chiêm mộng thấy mình đang ôm lấy cổ một con chim phượng hoàng và bay lên trời cao. Từ giấc mơ này, Ngài đã nghiệm ra, Đà Lạt thực sự thích hợp là nơi tụ họp cho các Tăng Ni - bởi khí hậu, thiên nhiên ưu đãi, trong lành và yên tĩnh.

Vài ngày sau đó, Thích Thanh Từ liền phác họa ngay sơ đồ cho thiền viện sau khi đi khảo sát núi Phụng Hoàng. Vị Hòa thượng này cũng chính là người lên ý tưởng, quy hoạch thiền viện và đến hiện tại cũng là trụ trì của thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt!

Thiền viện nằm trên núi Phụng Hoàng

Đến năm 1993 thì thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được đưa vào thi công xây dựng, và rất nhanh chỉ sau 1 năm thiền viện đã hoàn thành xong. Chủ nhân của thiết kế này là kiến trúc sư Trần Đức Lộc, Ngô Viết Thụ và Vũ Xuân Hùng.

Thiên viện mang bố cục của 4 khu chính, khu hòa thượng Viện trưởng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và khu ngoại viện. Thiền viện Trúc Lâm tọa lạc tại một vị trí vô cùng đắc địa, tựa vào lưng núi, nhìn ra phía hồ thơ mộng, chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía đèo Prenn.

Thiền viện nằm ở vị trí đắc địa dựa vào núi

Xung quanh khu thiền viện được bao phủ bởi những cánh rừng thông xanh ngát trải dài, quanh năm không khí dễ chịu, mát lành.

Kinh nghiệm tham quan Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện yên tử Trúc Lâm nằm ở đường Trúc Lâm Yên Tử, thuộc phường 10 của thành phố Đà Lạt. Các bạn có thể đến thiền viện từ trung tâm thành phố, theo hướng chợ Đà Lạt băng qua cầu Ông Đạo sau đó rẽ trái vào đường Trần Quốc Toản. Đi thẳng tới đường 3 tháng 4 qua đèo Prenn. Trên đường đi sẽ thấy đường chỉ núi Phụng Hoàng với tượng phật vàng lớn, bạn rẽ phải đi thẳng sẽ dẫn vào thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là nơi cửa Phật, chính vì vậy nơi đây không thu vé vào cửa, tuy nhiên để giữ lại sự yên bình, trong lành cho thiền viện, bạn cần để ý một vài lưu ý khi tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.

Hồ Tuyền Lâm trong lành

Khi tới thiền viện Trúc Lâm bạn sẽ bị choáng ngợp từ những bức phù điêu xung quanh chánh điện, được chạm khắc cực kỳ tỉ mỉ và công phu. Với hình ảnh của 8 vị tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam. Hoặc đến Tham Vấn Đường để nghe hòa thượng giảng thiền vào các ngày 14 và 19 âm lịch.

Trong khuôn viên của thiền viện là tháp chuông, từ đây du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh núi Phụng Hoàng hùng vĩ. Đến thiền viện, nhất định bạn phải tham quan hồ Tuyền Lâm, nơi có khung cảnh huyền ảo mơ màng.

Đến thiền viện bạn còn chìm đắm trong khung cảnh bình yên và thanh tịnh, như tìm được một chốn dừng chân, bỏ xa những khói bụi, xô bồ của cuộc sống. Đó là khu Ngoại Viện, là nơi du khách tìm thấy bản ngã, tịnh tâm.

Chốn thanh tịnh giữa thành phố Đà Lạt

Trải nghiệm Cáp treo thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Muốn tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, du khách có thể trải nghiệm Cáp treo đi lên đỉnh núi Phụng Hoàng ghé thăm thiền viện. Du khách có thể chọn đi cáp treo từ đồi Robin Đà Lạt xuống thiền viện. Khi đi cáp treo du khách có thể tha hồ ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Đà Lạt. 

Cáp treo đi lên Thiền viện Trúc Lâm

Ở thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt có gì ăn?

Phía bên ngoài Thiền viện, có rất nhiều quán ăn và bán quà lưu niệm. Bạn có thể ăn nhẹ ở những hàng quán này.

Nếu muốn ăn no hoặc nghỉ ngơi uống nước bạn có thể ăn trưa tại nhà hàng cáp treo trước cổng Thiền viện hoặc một vài quán ăn nhỏ ở phía tay trái cổng Thiền viện.

Men theo đập nước của hồ Tuyền Lâm cũng có một vài nhà hàng, quán cafe với đầy đủ các món cho bạn chọn lựa.

Một phương án cũng khả thi là bạn tham quan Thiền viện xong, đi tiếng đến thác Datanla và ăn trưa ở đây.

Lưu ý khi tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

  • Giờ mở cửa tham quan: 5:00 – 21:00
  • Thiền viện  là nơi thanh tịnh và là nơi tu hành của nhiều phật tử. Vì vậy, quy định trang phục lịch sự, quần ngắn, váy ngắn và trang phục nhạy cảm không được vào.
  • Tại chánh điện mọi người phải bỏ giày dép bên ngoài khi hành hương, bái Phật.
  • Không được chụp ảnh bên trong chánh điện.
  • Một số khu vực cấm du khách vào tham quan như khu nội tăng, nội ni.
  • Lối xuống hồ Tuyền Lâm có 140 bậc thang, nếu trong đoàn có người già yếu không nên đi.
  • Ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt mọi người được giữ xe máy miễn phí.
  • Đường lên Thiền viện có một đoạn khá dốc và nguy hiểm nếu không lên được lối này bạn có thể đi vòng đường phía sau Thiền viện.

Đi du lịch Đà Lạt, nhất định phải ghé thăm thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt để tìm về chốn thanh tịnh và đắm mình trong không gian núi rừng bình yên!

Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)