Vãn cảnh chùa An Vinh xứ Tuyên

date
15/11/2020
Chùa An Vinh có tên chữ là "An Vinh Thiền Tự" thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Theo tấm bia: "Tạo tác hưng công bi ký" (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) được tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1720) thì chùa An Vinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ 18.

Chùa An Vinh có tên chữ là "An Vinh Thiền Tự" thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Theo tấm bia: "Tạo tác hưng công bi ký" (Bia ghi việc công đức xây dựng chùa) được tạc vào năm Vĩnh Thịnh thứ 16, triều vua Lê Dụ Tông (năm 1720) thì chùa An Vinh được khởi dựng vào đầu thế kỷ 18.

Chùa An Vinh có tên chữ là "An Vinh Thiền Tự" thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang.

Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, chùa An Vinh đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa. Hiện nay, chùa có kiến trúc kiểu chữ "Đinh - J" (lối kiến trúc gọi theo tính tượng hình của tiếng Hán) gồm toà Thiêu hương và tòa Thượng điện. Tòa tiền đường nằm phía trước chùa. Phía trước cổng chùa còn bút tích câu đối cổ:

"Quốc gia hữu vĩnh sơn hà cố

Phật pháp vô cùng nhật nguyệt trường".

Tạm dịch

Đất nước có sông núi, bờ cõi mà tồn tại mãi mãi.

Giáo lý của đức Phật nhờ ngày tháng mà lưu đến không cùng

Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, chùa An Vinh đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa

Hiện nay, chùa An Vinh còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị quý hiếm, tiêu biểu là 12 pho tượng gỗ ở thượng điện gồm: Bộ Tam thế, bộ Bồ Tát, bộ Ngọc Hoàng và bộ Cửu Long. Chùa có hai tấm bia cổ có giá trị về mặt nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật thời Lê, đó tấm bia "Tạo tác hưng công bi ký" khắc vào ngày tốt, tháng tốt năm Vĩnh Thịnh thứ 16 triều Lê (năm 1720) và tấm bia: "Trùng tu Bảo Phúc tự bi ký" khắc vào năm Bảo Thái thứ 8 (năm 1727) nội dung ghi tên những người góp công, góp của, công đức xây dựng và tu sửa chùa như­: Vũ Thị Lộc cung tiến 2 sào ruộng, Hà Hữu Dụng cung tiến 2 sào 7 thước ruộng... Qua những tấm bia này cho thấy khi chùa mới dựng có quy mô bề thế, tọa lạc trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng. Một mặt của tấm bia thứ 2 có viết: "Cổ tích danh lam minh viết" (Bài minh tả cảnh đẹp nơi cổ tích danh lam) đã mô tả cảnh đẹp của địa danh này. Bài minh rằng:

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư­.

Nhàn thời trực thượng cô phong đính

Minh nguyệt thanh phong thước thái hư­.

Tạm dịch:

 Chọn được thế đất rồng rắn (thế đất đẹp) có thể ở được

Cùng với cảnh thôn dã vui suốt ngày không dứt

Khi nhàn ngồi ngắm đỉnh núi cao vút.

Trăng sáng gió mát bầu trời thoáng đãng.

Trong chùa còn giữ được một quả chuông đồng đúc năm Giáp Dần (1734), một quả chuông đồng đúc vào đời vua Thiệu Trị (1884), một chiếc khánh đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 3 triều vua Nguyễn Quang Toản (1797), đều ghi tên những người đóng góp tiền của vào việc trùng tu chùa An Vinh. Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật gỗ: Hoành phi, câu đối có giá trị lịch sử, nghệ thuật.

Chùa An Vinh là một di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật

Hằng năm, chùa An Vinh tổ chức lễ hội vào các dịp: Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng giêng (âm lịch) tổ chức lễ khai bút; Ngày 15 tháng 1 (âm lịch) tổ chức lễ Thiên quan tích phúc (lễ Thượng Nguyên) cầu cho quốc thái dân an; Ngày 15 tháng 4 (âm lịch) là ngày lễ Phật đản - ngày Phật Thích ca ra đời; Ngày 15 tháng 7 là lễ Địa quan xá tội (còn gọi là lễ Xá tội vong nhân). Ngoài ra, tại chùa còn tổ chức hai ngày giỗ hai vị sư­ đã từng trụ trì tại chùa vào ngày 5-1 và ngày 14-1 (âm lịch) hằng năm.

Chùa An Vinh là một di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị về lịch sử, mỹ thuật, là nơi thu hút nhiều du khách đến thăm quan, vãn cảnh chùa.

chuaviet.org tổng hợp