Vãn cảnh chùa Vàm Ray

date
14/11/2020
Chùa Vàm Rây được xây dựng trên diện tích rộng, tọa lạc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 35km. Chùa Vàm Rây ở Trà Vinh hoành tráng, lộng lẫy mang nét cổ kính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ. Hiện nay chùa được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của người Khmer. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo mà còn nổi bật bởi tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 54m, cao 20 m, ngang 16m được sơn phủ sơn son thiếp vàng.

Đến Trà Vinh không thể không nhắc đến những ngôi chùa Khmer độc đáo của đồng bào nơi đây. Trong đó nổi bật nhất là chùa Vàm Ray được xây dựng lại từ nền ngôi chùa cũ hơn 600 năm tuổi bị tàn phá trong chiến tranh. Dù xây mới nhưng vẫn mang nét cổ kính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer.

Chùa Vàm Rây được xây dựng trên diện tích rộng, tọa lạc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú

Chùa Vàm Rây được xây dựng trên diện tích rộng, tọa lạc xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 35km. Chùa Vàm Rây ở Trà Vinh hoành tráng, lộng lẫy mang nét cổ kính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ. Hiện nay chùa được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất và đẹp nhất trong các ngôi chùa của người Khmer. Không chỉ nổi bật bởi kiến trúc độc đáo mà còn nổi bật bởi tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 54m, cao 20 m, ngang 16m được sơn phủ sơn son thiếp vàng.

Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc Angkor, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia. Ngôi chánh điện chùa Vàm Ray có 4 cổng, cổng chính quay mặt về hướng đông theo như các chùa Khmer nam Bộ. Nhìn từ bên ngoài, chùa có hình dáng của một cung điện vàng với những hoa văn, họa tiết được khắc chạm tỉ mỉ. 

Ngôi chùa mang phong cách kiến trúc Angkor, một kiến trúc đặc trưng của người Campuchia

Ngôi chùa có lối vào rộng rãi với hàng tượng nữ thần chắp tay chào hai bên. Trung tâm của chùa là tòa chính điện mang kiến trúc tinh xảo, được bao quanh bởi hai cấp sân rộng. 

Theo truyền thống của chùa Khmer, chính điện quay về hướng Đông, tượng trưng cho con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Bên trong chính điện được trang hoàng lộng lẫy với những bức tranh tường nhiều màu sắc, đậm chất văn hóa Khmer. Chủ để xuyên suốt của các tác phẩm là cuộc đời Đức Phật và giáo lý của nhà Phật.

Giữa sân chùa có một cột hình trụ cao vút được nâng đỡ bởi những cái cột cách điệu hình rắn thần Naga có 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ hội, tượng trưng cho việc Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được đức Phật thuần hóa theo quan niệm của người Khmer.

Theo truyền thống của chùa Khmer, chính điện quay về hướng Đông, tượng trưng cho con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Cửa vào chính điện được chạm trổ rất công phu, tinh xảo, kết hợp giữa phong cách nghệ thuật chùa và nghệ thuật chạm khắc dân gian, tạo nên nét độc đáo cổ kính.

Những hàng cột phía ngoài chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ Cô Ranh, phía trên tiếp giáp giữa đầu cột với mái chùa có tượng thần Krud mình người đầu chim, mỏ ngậm viên ngọc với hai tay đỡ mái chùa.

Đỉnh cao nghệ thuật của chùa Vàm Ray thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, như tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit…

Đặc biệt, chếch về hướng Đông Nam của chính điện là tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn có chiều dài 54m được đặt trên bệ tương đương một ngôi nhà 2 tầng. Toàn bộ tượng và bệ cũng được sơn phủ sơn son thiếp vàng. Đây cũng chính là tượng Phật nằm ngoài trời lớn nhất Việt Nam.

Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn có chiều dài 54m

Trải qua tiến trình lịch sử, ngôi chùa có một vị thế rất vững chắc trong đời sống xã hội và tâm thức của người Khmer Nam Bộ. Chùa chính là nơi diễn ra các lễ hội lớn trong năm như: Tết cổ truyền Chôl – chnăm – thmây, lễ Đôn ta, lễ hội Ook – Oom – Bok, cũng là nơi tập trung bà con Khơ me đến học chữ Paly, học giáo lý, học nghề… Người Khmer theo đạo Phật (Phái tiểu thừa) nên mọi nghi thức lễ hội, đón mừng năm mới đều diễn ra ở các ngôi chùa cổ kính.

chuaviet.org tổng hợp