Tên gọi của chùa Hội An mang ý nghĩa của sự quy tụ bao điều an lành của cuộc sống về một sự phát triển không ngừng của thành phố mới Bình Dương. Ngôi chùa được xây dựng giữ nguyên kiến trúc đặc thù của những ngôi chùa ở Nam bộ, theo lối trùng thềm. Không gian kiến trúc tổng thể bao gồm: tiền điện, chánh điện, hậu tổ, giảng đường, đông lang và tây lang. Tuy nhiên, ngôi chùa có sự phá cách khi kết cấu gồm 1 trệt, 1 lầu.
Tên gọi của chùa Hội An mang ý nghĩa của sự quy tụ bao điều an lành của cuộc sống về một sự phát triển không ngừng của thành phố mới Bình Dương.
Ngôi chùa được xây dựng giữ nguyên kiến trúc đặc thù của những ngôi chùa ở Nam bộ, theo lối trùng thềm. Không gian kiến trúc tổng thể bao gồm: tiền điện, chánh điện, hậu tổ, giảng đường, đông lang và tây lang. Tuy nhiên, ngôi chùa có sự phá cách khi kết cấu gồm 1 trệt, 1 lầu. Bao quanh khuôn viên chùa là hệ thống cây xanh tạo bóng mát cho người dân thưởng ngoạn, nghỉ ngơi. Ngoài ra, trong khuôn viên bên trái chùa còn an vị tượng Phật nhập niết bàn với tên gọi là “Kì lam ngọc Phật” được làm bằng đá sapphire một loại đá quý có từ hàng triệu năm.. Tượng Phật nhập Niết bàn bằng đá sapphire của chùa Hội An (Bình Dương) đã được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam.
Được biết chùa đã tôn trí và an vị tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên bằng đá màu trắng, cao 5,3m, nặng 12 tấn; tam tượng Phật bằng đá gồm tượng Phật Thích Ca cao 2,8m, nặng 6 tấn, Quán Thế Âm Bồ Tát, cao 2,3m, nặng 4 tấn, Địa Tạng Bồ Tát cao 2,3m, nặng 4 tấn. Hiện nay, một số công trình ở chùa Hội An hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng như: nơi ở, đón tiếp khách thập phương, các chư tăng, Phật tử, …
Ngôi chùa Hội An có quy mô, hoành tráng nhưng vẫn giữ nét hiền hòa, an lành, gần gũi với mọi người dân.
Hồng Anh/chuaviet.org (tổng hợp)