Chùa Phật Học là một ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo đại thừa ở Cần Thơ. Ngôi chùa nổi tiếng cho vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng thu hút rất nhiều tín đồ Phật giáo lại đây tu hành và cầu nguyện. Có thể nói ngôi chùa nằm giữa lòng thành phố Tây Đô này là nơi thanh tịnh, uy nghiêm để tránh xa cuộc sống xô bồ, tấp nập của thời hiện đại. Đến đây quý Phật tử sẽ trút bỏ những lo toang, buồn phiền trong cuộc sống, thành tâm hướng Phật cầu bình an cho gia đình và người thân.
Chùa Phật Học là một ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo đại thừa ở Cần Thơ.
1. Tìm hiểu lịch sử hình thành chùa Phật Học nổi tiếng Cần Thơ
Nhiều du khách đến vãng cảnh chùa Phật Học đều thắc mắc rằng tại sao chùa lại có tên gọi là Phật Học? Để trả lời cho câu hỏi này, du khách phải quay ngược dòng lịch sử về những năm 1951, khi chùa vừa mới được thành lập.
Thửa đó, chùa còn là trụ sở của Hội Phật Học Nam Việt tỉnh Cần Thơ. Hội Phật Học xây dựng dựng chùa để làm nơi giảng dạy kinh phật cho những người thành tâm muốn tìm hiểu về Phật pháp, luân thường đạo lý của Phật giáo. Kiến trúc chùa khi đó nhìn vô cùng đơn giản nhưng đã có 3 tầng cao, mỗi tầng là một gian phòng rộng rãi. Đặc biệt, Chánh Điện và giảng đường của chùa đủ sức chứa hơn 100 người.
Chùa được đổi tên thành chùa Phật Học bắt đầu từ năm 1965, khi vị trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa Thượng Thích Thiện Phước về tiếp quản. Cũng bắt đầu năm đó, chùa Phật Học mở cửa đón du khách thập phương đến chùa tham quan, vãng cảnh. Năm 2012 – 2014, chùa quyết định xây thêm 2 tầng nữa để mở rộng không gian thờ tự. Kiến trúc 5 tầng của chùa Phật Học giờ đây đã trở thành biểu tượng kiến trúc Phật Giáo của những ngôi chùa nổi tiếng ở Cần Thơ.
Chùa Phật Học cổng Tam Quan nằm trên đường Hai Bà Trưng nên du khách chỉ cần di chuyển dọc theo con đường này là đến được chùa. Phía ngoài cổng Tam Quan của chùa có đặt 2 bức tượng Phong Thần và Lôi Thần với tư thế đứng hiên ngang giữ cổng. Bước qua cổng Tam Quan, du khách sẽ tiến vào khuôn viên chùa Phật Học. Bên trong khuôn viên chùa Phật Học khá bé nhỏ nhưng vẫn đủ chỗ để đặt 3 pho tượng thờ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca và Phật Dược Sư cùng vài cây cao cho bóng mát. Cạnh cổng vào chùa còn có một cây đa cổ thụ to lớn cho bóng râm mát rượi.
Đi qua khoảng sân chùa khiêm tốn, du khách sẽ được bước vào một không gian kiến trúc Phật Giáo vô cùng độc đáo. Kiến trúc chùa Phật Học giống như hầu hết những ngôi chùa cổ ở miền Tây.
Chùa cũng có Chánh Điện lớn với nhiều lối vào, xung quanh Chánh Điện là những hành lang lớn, rộng rãi để tăng ni phật tử đi vào Chánh Điện. Ngoài Chánh Điện là gian thờ tự lớn nhất chùa, chùa còn sở hữu 1 gian thờ Tổ, 1 giảng đường có đặt bàn thờ Thiên Thu Thiên Nhãn và 1 gian để cốt của những Phật tử đã qua đời.
Bước vào mỗi một tầng thờ của chùa Phật Học, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những gian thờ tự khác nhau, có gian thờ Phật Thích Ca, có gian thờ Quan Thái Âm Bồ Tát, hay Phật Di Lặc… Đặc biệt, khi đứng ở hành lang các tầng trên cao của chùa, du khách sẽ được ngắm nhìn khung cảnh ồn ào, sôi động của trung tâm TP.Cần Thơ.
Chùa Phật Học vừa là nơi thờ tự vừa là giảng đường dạy phật giáo nên hàng năm, chùa cũng mở nhiều lớp dạy học Phật Pháp trong giảng đường. Lớp học thu hút rất nhiều thiện nam tín nữ quy tụ về tham gia. Ngoài chùa Phật Học thì TP.Cần Thơ còn có một ngôi chùa khác có kiến trúc độc đáo không kém đó là Chùa Ông ở Cần Thơ. Du khách có thể ghé lại chùa Ông ngay sau chuyến tham quan chùa Phật Học vì 2 ngôi chùa ở gần nhau.
Chuaviet.org tổng hợp