Năm 2013, chùa gặp trận hỏa hoạn khiến một phần chùa bị hư hỏng khá nặng. Nhưng ngay sau đó, các nhà sư, cùng với người dân địa phương đã tích cực tu bổ, phục hồi, nâng cấp để mang lại không gian thanh bình, yên tĩnh, và đẹp như ngày nay.
Chùa Thiên Hưng Bình Định
Trụ trì chùa là một nhà sư còn khá trẻ, mang nhiều đóng góp cho Phật pháp và nổi tiếng am hiểu về phong thủy, đặc biệt trụ trì còn tích cực trong công tác từ thiện và hoằng pháp.
Trụ trì còn được biết đến là một vị chân tu. Do những đóng góp và cống hiến vô cùng to lớn với nước bạn Myanmar, nên hội phật giáo nước láng giềng đã tặng Xá Lợi Phật cho Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Tháng 7/2013, thì Chủ tịch BIDV đã tặng lại Xá Lợi Phật cho tỉnh Bình Định và long trọng tổ chức cung nghênh đưa về chùa Thiên Hưng lưu giữ. Theo lời kể, nơi đâu có Xá Lợi Phật thì nơi đó sẽ được Phật tổ phan phúc, nhờ vậy mà chùa Thiên Hưng luôn thu hút được đông đảo khách du lịch ghé thăm, cũng như các phật tử đến đây để lễ Phật.
Chùa Thiên Hưng - “Phượng Hoàng cổ trấn” của Việt Nam
Đầu tiên, khi tìm đến chùa người ta sẽ được cảm nhận được vẻ đẹp dung dị bao quanh chùa. Hai bên con đường đi đến cổng chùa được phủ bằng cánh đồng lúa bạt ngàn, màu xanh của lúa khi còn non, vàng rộ khi chín tạo nên khung cảnh đồng quê đẹp khó cưỡng.
"Phượng Hoàng cổ Trấn" của Việt Nam
Vào mùa lúa chín, bạn có thể ngửi được thoang thoảng hương lúa, cảnh người dân chân chất đang thu gặt càng tăng thêm thiện cảm cho nơi đây. Chính vẻ đẹp của cánh đồng nội, mang đến cảm giác gần gũi thân thương, tô điểm thêm cho nét đẹp bình dị, yên ả trước khi bước vào chùa Thiên Hưng.
Chùa Thiên Hưng không giống với các ngôi chùa nguy nga, rực rỡ nổi tiếng khác. Ngôi chùa mang vẻ đẹp bình dị và chân thân, làm bất kỳ ai khi ghé thăm cũng mê đắm, và lưu luyến khi ra về.
Ngay từ khi đặt chân vào khuôn viên của ngôi chùa này, thì bạn sẽ ấn tượng với lối kiến trúc mang theo phong cách hoài cổ. Vẻ đẹp bình dị tạo nên những chất riêng cho cả ngôi chùa.
Quang cảnh thiên nhiên của chùa
Các gian nhà tại chùa được lợp mái cong cong theo kiểu cung đình xưa. Kết hợp cùng với phong cách cổ xưa, là các chậu cây cây được bài trí và sắp xếp vô cùng đẹp mắt, các cây được cắt tỉa và tạo dáng vô cùng độc lạ, cùng với đó cây luôn xanh tốt quanh năm do chăm sóc của các nhà sư tạo nên một không gian xanh thanh tịnh, bình yên hơn bất cứ nơi nào.
Bước qua cổng chùa, bạn như đang lạc vào một thế giới khác, không gian thoáng đãng, vẻ đẹp yên tĩnh đầy thoát tục, tạo cảm giác nhẹ nhàng ngay từ khi bước vào chùa. Trung tâm của chìa là tòa chính diện được thiết kế vô cùng tinh xảo, và được xây dựng được thành nhiều tầng, với mái ngói được tạo hình đầu đao và hình rồng tạo nên sự uy nghiêm của cả ngôi chùa.
Kiến trúc độc đáo của chùa Thiên Hưng
Tại điện chính của chùa, mỗi tầng sẽ được thờ các vị Phật và Bồ Tát khác nhau, và được bài trí vô cùng tôn nghiêm không bị trùng lặp. Tại vị trí trung tâm cao nhất, điện chính thờ Đức Phật Thích Nga giúp du khách và phật tử có thể dễ dàng lễ phật.
Các gian nhà tại chùa Thiên Hưng tạo thành một lối kiến trúc hoành tráng, không những vậy các gian nhà được thiết kế tinh tế tạo thành một khung cảnh như tranh vẽ, tạo cảm giác như đang bước vào không gian vua chúa thời xưa.
Điểm nổi bật và độc đáo nhất của Thiên Hưng là giữa khuôn viên chùa là một Tháp Chuông chọc trời cao 12 tầng chót vót. Mang đến những tiếng chuông ngân vang, cuốn đi muộn phiền và mệt mỏi cho du khách khi đến đây tham quan. Các khuôn viên còn được trang trí bằng hòn non bộ, và tượng các vị Chư Phật, mang đến những nét đẹp chuẩn của các ngôi chùa.
Khi dạo bước trong khuôn viên chùa bạn có thể thấy khung cảnh vô cùng hài hòa, được kết hợp từ màu xanh của cây hoa, đan xen cùng với các màu rực rỡ của các loài hoa tạo nên một khung cảnh nên thơ, trữ tình. Trong khuôn viên chùa, bạn còn được thả mình vào bầu không khí êm dịu, trong lành và có chút ngọt ngào thỏa mãn tâm tình của bất cứ ai.
Các công trình khác của chùa Thiên Hưng gồm: giảng đường, tăng đường, nhà truyền thống, phòng khách, nhà ăn, thư viện,... đều được thiết kế hài hòa rất đáng để tham quan và ghé thăm. Điểm ấn tượng của chùa là đối diện chính điện là ao sen ngát hương, tại ao sen có các cây cầu có mái che cong cong theo kiểu cung đình xưa tạo điểm nhấn đặc biệt cho cả ao.
Sen nở quanh năm, đặc biệt nở rộ vào mùa hè mang đến nét đẹp chuẩn Việt, và tạo ấn tượng sâu sắc khi đến đây. Cạnh hồ là vườn Thiên Thanh, một khu vườn lớn sinh động được bài trí các tiểu cảnh mang đến cảnh sắc tuyệt vời tại đây.
Ngay tại chính giữa của vườn Thiên Thanh có Đài Quan Âm, được tạc từ đá trắng tự nhiên, các phiến đá rõ nét, tạo nên sự trang trọng, uy nghiêm cho cả khu vườn. Xung quanh là các tiểu cảnh cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp của cả khu vườn.
Toàn bộ khung cảnh chùa được thiết kế chủ đạo theo phong cách phương Đông, khi tản mạn tại chùa vào thời điểm bình minh và hoàng hôn, bạn sẽ được khung cảnh lãng mạn nên thơ. Những tia nắng lấp ló xuyên qua những tán cây, mang đến khung cảnh lung linh và bừng sáng cho ngôi chia. Tạo nên bức tranh mỹ lệ khi bình minh lên, và tĩnh mịch, ma mị khi về đêm. Cảnh sắc tĩnh mịch về đêm, cùng mùi hương thoang thoảng, lấp ló ánh đèn tạo nên khung cảnh như tranh.
Chùa Thiên Hương có được những vẻ đẹp độc nhất, tạo nên sự cuốn hút của riêng mình. Dù chỉ là ngôi chùa mới, nhưng nơi đây ngày càng thu hút được đông đảo du khách và phật tử ghé thăm.
Một số lưu ý khi đến chùa Thiên Hưng
Với không gian cổ xưa, kết hợp cùng lối kiến trúc phương Đông, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho những ai ghé thăm. Đồng thời không gian tĩnh mịch, yên bình khiến lòng người không nỡ bước rời đi.
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)