Sách Những ngôi chùa Huế (Hà Xuân Liêm, 2000) cho biết, từ một ngôi chùa cổ kính của Thiền phái Lâm Tế, ngày nay, chùa Từ Đàm được xây dựng làm chùa Hội quán Tỉnh hội Phật giáo. Từ những năm 1920, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được phát triển ở cả ba miền. Tại Huế, An Nam Phật học hội thành lập vào năm 1932 do các vị cao tăng thạc đức lãnh đạo như các ngài Phước Huệ, Giác Tiên, Giác Nhiên, Tịnh Hạnh, Tịnh Khiết… Năm 1936, chư sơn môn đồng thuận giao chùa cho Hội để làm nơi thờ phụng và làm trụ sở của Hội. Năm 1938, Tỉnh hội Phật học Thừa Thiên đã xây chùa Hội quán trên nền cũ chùa Từ Đàm, giảng đường, nhà tăng và một số căn nhà làm việc của Tỉnh hội.
Đến với du lịch Huế có rất nhiều chùa nổi tiếng và được du khách ưa thích. Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa độc đáo, cổ kính và phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ. Bên cạnh đó, ngôi chùa lịch sử này cũng đóng góp cho việc bảo tồn, phát triển Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam.
Chùa Từ Đàm là một trong những ngôi chùa độc đáo, cổ kính và phối hợp giữa đường nét nghệ thuật kiến trúc mới và cũ.
Chùa Từ Đàm ở đâu?
Địa điểm này có vị trí tọa lạc trên đồi thấp, mặt chùa hướng về phía Đông Nam ở số 01 đường Sư Liễu Quán, Trường An, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế về phía Tây không xa tầm 2km. Du khách có thể thuê xe máy hoặc thuê xe ô tô để đến đúng địa chỉ chùa Từ Đàm Huế.
Từ đây, du khách có thể dễ dàng di chuyển vào thành phố sau khi thăm quan xong. Ngôi chùa còn giáp với đường Điện Biên Phủ về phía bên phải và bên trái là đường Phan Bội Châu. Thăm quan xong bạn có thể ghé thăm thêm chùa Linh Quan, chùa Thiên Minh và đền thờ cụ Phan Bội Châu.
Địa điểm này có vị trí tọa lạc trên đồi thấp, mặt chùa hướng về phía Đông Nam ở số 01 đường Sư Liễu Quán
Là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở xứ Huế, chùa này trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước, nhất là với các tỉnh miền Trung. Đây là ngôi chùa đã trải qua bao nhiêu biến cố của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Với bề dày lịch sử lâu năm, chùa Từ Đàm Huế trải qua bao nhiêu thăng trầm từ 1683-1693, thiền sư Minh Hoằng Tử Dung người Trung Hoa đã đến đồi Hoàng Long khai sơn và đặt tên chùa là Ấn Tôn tự. Sau đến 1841, chùa mới được đổi tên thành Từ Đàm Tự.
Là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở xứ Huế, chùa này trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước
Vào thăm chùa du khách sẽ thấy được cấu trúc chung của chùa đặc trưng cho kiểu chùa Hội cổ kính nhưng thiết kế đơn giản và diện tích rộng rãi, cao ráo. Đây là nơi đón tiếp các vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo, chư vị học giả, trí thức và du khách, Phật tử trên các nước đến để tham quan, lễ Phật. Ngoài tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa, du khách còn được chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc, cảnh quan tuyệt đẹp trong chùa.
Dù được trùng tu nhiều lần nhưng nơi đây vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ xưa. Ngôi chùa được xây dựng trong không gian rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây xanh bao quanh. Về kiến trúc chùa gồm có ba phần quan trọng là cổng tam quan, chùa chính và nhà Hội.
Cổng tam quan của chùa cao có mái ngói, là loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa truyền thống khác ở Việt Nam. Phía sau cổng có cây bồ đề được chiết ra từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo do bà Karpeies hội trưởng hội Phật học Pháp tặng và được trồng vào năm 1936.
Tiếp đến là sân chùa rộng, được lát đá bằng phẳng, rộng rãi đủ chỗ để tập trung hàng nghìn người về đây dự lễ. Chùa chính gồm tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được xây trên một nền móng bằng đá hoa cương chạy chỉ và cao 1,5m và mái được thiết kế theo kiểu cổ lầu làm cho ngôi chùa trông cao hơn.
Chùa Từ Đàm nổi bật, đẹp mắt với thiết kế ở các bờ mái và trên nóc chùa là những cặp rồng uốn cong, được đặt đối xứng nổi lên trên những dãy ngói. Dưới mái cổ lầu là những bức tượng đắp nổi về lịch sử đức Phật, dọc theo các cột trụ là các bức câu đối dài được chạm khắc sắc sảo và hai lầu chuông trống.
Trong điện được bài trí tôn nghiêm, có pho tượng đức Thế tôn Thích ca mậu ni ngồi uy nghi trên tòa sen, hai bên có phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Phố Hiền. Cách bài trí trong điện đơn giản so với các ngôi chùa khác ở Huế. Phía bên phải chánh điện là nhà khách và phòng Tăng. Trước nhà khách có một vườn hoa nhỏ, ở giữa vườn có tượng bán thân của cư sĩ Tâm Minh (người góp nhiều công lao cho chùa và cho phong trào phục hưng và phát triển Phật giáo Việt Nam). Chùa Từ Đàm là ngôi chùa Hội cho nên Hội quán được xây dựng lớn, rộng với 10 căn, cao hai tầng.
Từ lâu Chùa Từ Đàm đã gắn bó với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế và với Phật tử cả nước.
Thêm nữa, ngôi chùa còn nổi tiếng với Tháp Ấn Tôn thờ 7 vị Phật quá khứ được đúc bằng đồng được xây dựng theo hình tháp bát giác có 7 tầng cao và càng lên cao càng nhỏ dần, bên góc trái cổng Tam Quan của chùa từ ngoài nhìn vào, gần đường Điện Biên Phủ. Đối diện với tháp Ấn Tôn là Giảng đường và văn phòng Tỉnh Giáo Hội. Toà nhà xây cao 3 tầng với tầng hầm ở dưới, tầng giữa là Văn phòng tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huếvà tầng trên cùng là giảng đường và để tổ chức triển lãm, hội nghị, diễn giảng,…
Từ lâu Chùa Từ Đàm đã gắn bó với đời sống tinh thần của người dân xứ Huế và với Phật tử cả nước.
Từ Đàm là thế. Muốn biết Huế quật khởi và cổ kính dịu êm đến thế nào hãy viếng thăm ngay chùa Từ Đàm. Chùa là đề tài phong phú và ý nghĩa vô cùng đối với thơ ca nhạc họa. Đến đây, nghe tiếng chuông chùa Từ Đàm ngân vang tâm hồn như lắng đọng, thanh tịnh. Ngồi trên hiên ngắm dãy lá Bồ đề rơi đầy sân cuốn xoáy theo gió chiều thì con người như chỉ muốn dừng chân mãi tại nơi đây – chốn Kinh Kỳ linh thiên, yên ắng, nhe nhàng có ngồi chùa Từ Đàm uy nghi, thinh lặng mà quật cường theo dòng lịch sử.
chuaviet.org tổng hợp