Giác Linh Tự - Ngôi chùa xứ Trà Vinh

date
14/11/2020
Giác Linh tự (thường gọi là Chùa Dơi) là ngôi chùa Phật giáo, hệ phái Đại thừa, tọa lạc tại ấp Nhứt, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, cách thị xã Trà Vinh hơn 25 cây số về hướng Đông Nam. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ, khiêm tốn về mặt  kiến trúc nhưng Giác Linh lại là ngôi chùa giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng tỉnh Trà Vinh giai đoạn tiền khởi nghĩa. 

Giác Linh tự (thường gọi là Chùa Dơi) là ngôi chùa Phật giáo, hệ phái Đại thừa, tọa lạc tại ấp Nhứt, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, cách thị xã Trà Vinh hơn 25 cây số về hướng Đông Nam. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ, khiêm tốn về mặt  kiến trúc nhưng Giác Linh lại là ngôi chùa giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng tỉnh Trà Vinh giai đoạn tiền khởi nghĩa. 

Nằm cách thành phố Trà Vinh khoảng 30 km về hướng đông nam, cách thị trấn Cầu Ngang hơn 5 km về hướng đông bắc, chùa Giác Linh tọa lạc trên một động cát cao thuộc ấp Nhứt A, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

Bước vào cổng chùa, bên phải là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát khá lớn, đang mở lòng từ bi bát ái đem phép mầu nhiệm cứu độ chúng sinh

Chùa Giác Linh còn gọi là chùa Dơi vì trước đây trong khuôn viên chùa có nhiều loài chim tru ngụ trên các cây cổ thụ trong đó có loài dơi quạ, cho nên mà bà con lấy đặc điểm này để gội tên chùa.

Bước vào cổng chùa, bên phải là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát khá lớn, đang mở lòng từ bi bát ái đem phép mầu nhiệm cứu độ chúng sinh. Đi thêm vài chục mét, ta sẽ gặp ngôi chùa. Chùa dựng trên một khoảnh đất cao, được bao um tùm bởi nhiều loại cây: mã tiền, mù u, nhọc, tre... tạo nên nét u tịch, linh thiêng.

Vào trong chùa, ta sẽ nhận thấy được nét khác biệt của chùa Giác Linh với những chùa Phật khác. Bàn thờ Phật không bố trí tượng thờ theo thứ tự: Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn... như ở những chùa Phật Đại thừa (Mahayana) thường có. Chùa không chỉ thờ Đức Phật cùng những vị liên quan đến Phật giáo: Bồ Tát, La Hán... mà còn thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, và dung hợp cả tín ngưỡng dân gian: Bà Chúa Xứ, Táo Quân, Cậu Tài, Cậu Quí. Chính từ cách nghĩ của những nhà tu, cho nên phật tử không chỉ chú trọng việc đạo mà cả việc đời.

So với những ngôi chùa khác về qui mô xây dựng, giá trị kiến trúc, điêu khắc thì chùa Giác Linh quả khiêm tốn. Chùa chỉ có bộ bao lam bằng gỗ sơn son thiếp vàng với đề tài tứ linh là đáng nói. Tuy nhiên, ngôi chùa thật giàu thành tích cách mạng.
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Linh Sơn Điện đã là tụ điểm hội họp, sinh hoạt của những nghĩa sĩ yêu nước chống Pháp trong tổ chức Thiên Địa Hội.
Năm 1922, tổ chức Thanh Niên Đỏ của tỉnh được thành lập nơi đây, trong đó có đồng chí Dương Quang Đông. Rồi một trong ba Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Trà Vinh – Chi bộ Mỹ Long cũng chọn địa điểm này hội họp thường xuyên trong những năm đầu thành lập. Và trong cuộc biểu tình của 300 nông dân năm 1931 đòi "dân sinh, dân chủ" băng, cờ búa liềm bay trên rào chùa.

Ngôi chùa thật giàu thành tích cách mạng.

Đến năm 1934 – 1935, chùa lại được chọn làm trụ sở của cơ quan Liên Tỉnh uỷ Vĩnh – Trà – Bến.

Giai đoạn cận Cách mạng Tháng 8 năm 1945, để nắm bắt thời cơ khởi nghĩa giành thắng lợi, ngôi chùa lại chứng kiến một cuộc họp trù bị nhằm củng cố lại Xứ uỷ, do đồng chí Dương Quang Đông triệu tập.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ni cô Phụng – một bậc chân tu của chùa đã dùng tiếng mõ làm tín hiệu triệu tập hoặc giải tán cán bộ cách mạng khi hội họp hay lẫn tránh lúc có động.

Sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ni cô Phụng trở thành ni sư trụ trì chùa, dưới sắc áo nhà tu đã che mắt bọn địch bằng những chuyến hành hương, đã vận chuyển vũ khí cho tổ chức cách mạng.

Những năm 1966 – 1967 chiến tranh ác liệt, mặt phía tây nam trong khuôn viên chùa có một hệ thống chiến hào dài hơn 300m được đào nhằm chống lại các cuộc hành quân, càn quét của địch. Cũng trong giai đoạn này, dựa vào sự tĩnh mịch của chốn tu hành, sự um tùm của cây cối, hàng chục hầm bí mật được đào trong khuôn viên chùa để cán bộ ẩn tránh. Đặc biệt, cả đại hồng chung cũng được nhà chùa hiến cho công trường chế tạo vũ khí đánh giặc.

Năm 1970, địch đến đóng đồn sát rào chùa, nhằm khống chế cách mạng vùng Mỹ Long và cũng để theo dõi các nhà tu hành. Dù vậy, ni sư Phụng vẫn một lòng một dạ bám trụ chùa, để một năm sau ta đã công kích bọn chúng phải bỏ đồn rút chạy.
Chùa Giác linh được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 95-1998-QĐ/BVHTT ngày 24/01/1998. Chốn "Thiền môn bất cấm vô duyên khách" này giờ đây luôn rộng cửa đón chúng ta đến suy ngẫm về đạo về đời.

chuaviet.org tổng hợp