Hòa Sơn Cổ Tự - Chốn linh thiêng giữa vùn đất Phật Phú Yên

date
23/11/2020
Hồ Sơn cổ tự là một ngôi chùa nằm trong thành phố Tuy Hòa với vườn chim rộng hơn một mẫu cùng vườn cây ăn trái rợp bóng quanh năm. Chùa xây dựng cách đây 300 năm, có quy mô bề thế, phong cảnh hữu tĩnh, là một trong những danh lam của Phú Yên.

Hồ Sơn cổ tự là một ngôi chùa nằm trong thành phố Tuy Hòa với vườn chim rộng hơn một mẫu cùng vườn cây ăn trái rợp bóng quanh năm. Chùa xây dựng cách đây 300 năm, có quy mô bề thế, phong cảnh hữu tĩnh, là một trong những danh lam của Phú Yên.

Phú Yên được mệnh danh là vùng đất Phật, nơi sinh ra vị thiền sư trác việt dòng Lâm Tế đầu tiên của người Việt, dòng thiền Liễu Quán và chư tôn đức danh tăng đạo hạnh có công hưng thịnh Phật giáo xứ đàng Trong.

Hồ Sơn cổ tự là một ngôi chùa nằm trong thành phố Tuy Hòa

Dân gian có câu: “Muốn tu Phật thì về Phú Yên. Muốn tu Tiên thì về Bảy Núi” để viện dẫn cho những thành tựu của di sản văn hóa Phật giáo núi Nhạn sông Đà, cũng như khẳng định sự chính danh của vùng đất Phật, sản sinh những danh tăng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Phú Yên có trên 200 ngôi chùa, trong đó ngôi chùa cổ Tổ đình Hồ Sơn cổ tự nằm trong lòng thành phố Tuy Hòa có nhiều ấn tượng đối với đông đảo khách thập phương.

Tổ đình Hồ Sơn do Tổ Tế Căn đời thứ 36 dòng Lâm Tế, khai sơn vào giữa thế kỷ XVIII, cách đây khoảng hơn 300 năm tại khu phố Ninh Tịnh 1, phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Năm 1975, chùa được trùng tu theo kiến trúc cổ lầu. Quy mô chùa bề thế trên vùng đất có phong cảnh hữu tình, có Quan Âm các, Di Lặc Phật đài, hồ sen soi bóng, khu vườn tháp… nhiều cây cối cổ thụ, khung cảnh vừa an lạc, thâm nghiêm vừa tĩnh mịch.

Hòa thượng Thích Nguyên Đức, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Yên, trụ trì Tổ đình Hồ Sơn cho biết, nhờ môi trường gần gũi với thiên nhiên đã dần dần kéo nhiều loại chim về cư trú và trở thành vườn chim từ sau năm 1975. Từ đó, chùa xây dựng vườn chim, trong đó có những loài trong sách đỏ Việt Nam như trĩ, sao, chim công quý phái. Những loài động vật này được chùa nuôi dưỡng, nhân giống thành công làm cho vườn chim thêm phong phú.

 

Từ năm 1984, Hòa Thượng Thích Nguyên Đức đã trùng tu mở rộng ngôi chùa.

Sau hơn 300 năm khai sáng và truyền thừa Tổ đình Hồ Sơn cổ tự đã trải qua 17 đời trụ trì: Tổ Tế Căn, Tổ Đạo Quang, Tổ Đạo Khánh, Tổ Đạo Thuật, Tổ Đạo Quảng, Tổ Đạo Thông, Tổ Đạo Hóa, Tổ Đạo Bảo, Tổ Tánh Đăng, Tổ Tánh Định, Tổ Hải Trí, Tổ Thanh Nghĩa, Tổ Quảng Quá, Tổ Tâm Diệu, Tổ Trừng Chí, Tổ Tâm Chuẩn, và trụ trì hiện nay Hòa thượng Thích Nguyên Đức, chùa được trùng tu nhiều lần, hiện còn nhiều bảo vật và tháp cổ. Nơi đây xưa kia là đồi Chàm, nên chùa đã tìm được một số tượng Chàm, gạch nung...

Từ năm 1984, Hòa Thượng Thích Nguyên Đức đã trùng tu mở rộng ngôi chùa. Chánh điện được bài trí trang nghiêm, có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay xứng tầm với ngôi Tổ đình trên quê hương đất Phật núi Nhạn, sông Đà

 

Tổ đình Hồ Sơn cổ tự được xếp vào hàng danh lam ở Phú Yên và cả nước

Tổ đình Hồ Sơn cổ tự được xếp vào hàng danh lam ở Phú Yên và cả nước. Điều đặc biệt, khách thập phương khi đến thăm chùa Hồ Sơn, ngoài ngưỡng vọng đức Phật, tĩnh tâm, chiêm nghiệm cuộc sống, còn được ngắm vườn chim quý và nhiều loại cây trái lạ như chuối nà quạ (tá quạ), chuối tím (cơm lửa), chuối sáp, chuối búp sen… Đây cũng là nơi đã tìm thấy tượng Phật bằng đất sét nung mà theo giáo sư Trần Quốc Vượng có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 6 - 7 và rất có giá trị về mặt khảo cổ.

chuaviet.org tổng hợp