Quảng Bình là vùng đất giao thoa tiếp biến văn hóa trên hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Lịch sử hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ nước còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa, lịch sử, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở tỉnh Quảng Bình rất thuận lợi để phát triển nhiều loạt hình du lịch. Nổi bật trong các di tích đó có chùa Non, núi Thần Đinh, nằm trong khu vực nhà thờ và lăng mộ Lê Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, lăng mộ danh tướng Hoàng Hối Khanh...
Chùa Non hay còn có tên khác là chùa Kim Long, tính đến nay chùa đã có tuổi đời cũng hơn 300 năm. Chùa được xây dựng từ thời vua Lê Hy Tông, phía trên đỉnh của núi Thần Đinh. Trên đỉnh núi Thần Đinh có một khu đất rộng, khá bằng phẳng với chừng 200m2 là nơi người xưa đã chọn để xây dựng chùa. Chùa Non vốn là khu di tích tâm linh nổi tiếng tại núi Thần Đinh ở Quảng Bình. Theo đó, du khách muốn lên đến ngôi chùa cổ này du khách phải leo gần 1300 bậc đá. Dù vậy, vẫn có nhiều khách du lịch không ngại đường xá đến đây dâng hương, kính lễ.
Theo thời gian, chùa Non bị thời gian và chiến tranh tàn phá đến nay chùa chỉ còn lại một ngôi miếu nhỏ và nền móng của ngôi chùa cũ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đến đây để dâng hương kính Phật và kể cho nhau nghe lại về những huyền tích của núi Thần Đinh. Đặc biệt, cứ mỗi dịp mồng một tết cổ truyền, người lại đến chùa Non để vãn cảnh, dâng hương cầu mong một năm mới an lành.
Trong vài năm nay có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu, nghiên cứu di tích chùa Non, núi Thần Đinh để lập dự án đầu tư phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, khôi phục lại chùa Non làm nơi dâng hương thờ Phật. Đến đây, du khách đều được nghe kể về sự linh thiêng của chùa Non. Quảng Bình là vùng đất giao thoa tiếp biến văn hóa trên hai chiều Bắc Nam và Đông Tây. Trong đó, lịch sử hình thành, đấu tranh dựng nước và giữ nước còn lưu giữ được nhiều di tích văn hóa, lịch sử, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở tỉnh Quảng Bình rất thuận lợi để phát triển nhiều loạt hình du lịch.
Chùa Non, núi Thần Đinh, nhận thấy vùng đất có vị trí địa lý khá độc đáo. Nằm ở độ cao trên 300m, gần đỉnh núi, vùng đất xây dựng chùa khá rộng và tương đối bằng phẳng. Tương truyền rằng, những người thành tâm khi đến dâng hương uống nước giếng nước thần sẽ gặp nhiều may mắn, tránh được ốm đau bệnh tật, làm ăn phát đạt về sau. Chùa Non đã và đang đón rất nhiều khách thập phương đến từ các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc.
Ở đây khí hậu mát mẻ, trong lành mặc dù phía dưới chân núi thì khí hậu nóng bức hơn. Ngoài ra, cánh rừng nguyên sinh ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn, phía sườn núi tuy dốc nhưng có thảm thực vật dày, nên không thấy ít khi thấy sói mòn đất mà khi mưa nước sẽ thấm vào tầng đất, tạo nên môi trường trong lành, phát triển các loại thực vật quý. Điều đặc biệt lý thú là gần chùa có giếng Tiên với nguồn nước chảy ra từ trong mạch nước ngầm trong các khối đá quanh năm không bao giờ cạn.
Ở đây khí hậu mát mẻ, trong lành
Chùa Kim Phong - chùa Non tuy có lúc thịnh, lúc suy thế nhưng thu hút du khách đến với chùa Non, núi Thần Đinh không chỉ là phong cảnh núi non hữu tình mà đây còn là nơi lưu truyền câu chuyện cổ xa xưa. Ngôi chùa cổ hiện chỉ còn lại nền móng với diện tích khoảng 128m với những mảng tường còn lại phủ đầy rêu phong, ngôi miếu cổ linh thiêng hiện vẫn được người dân hương khói. Ngoài ra, đứng ở sân chùa Kim Phong trên núi Thần Đinh, du khách có thể nhìn ngắm cả biển trời sông núi, từ Phá Hạc hải đến thành phố Đồng Hới và trung tâm huyện lỵ Quảng Ninh.
Chùa Kim Phong tục gọi là chùa Non, tọa lạc trên đỉnh núi Thần Đinh, cạnh bìa rừng của dãy Trường Sơn, tiếp giáp vùng đồng bằng huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thủy, cách trung tâm thành phố Đồng Hới 20 km, cách trung tâm huyện Quảng Ninh 20 km, cạnh sông Long Đại trong xanh uốn lượn mềm mại. Xưa nay, chùa Non vẫn được coi là một danh thắng: sơn hòa, thủy hòa, thiên địa chí hòa.
Du khách đến tham quan chùa Non, núi Thần Đinh đường đi rất thuận tiện. Bạn có thể men theo đường Hồ Chí Minh phía nhánh Đông, đến địa phận xã An Ninh, huyện Quảng Ninh sẽ có một con đường nhựa rẽ lên phía Tây. Đi tiếp chừng 8 km sẽ đến chân núi Thần Đinh. Từ đây, bạn tiếp tục phải vượt qua chặng đường 1260 bậc đá xuất phát từ chân núi lên đỉnh. Trong đó, hai bên đường cây cối um tùm che gần kín mặt đường, khi bạn càng leo lên cao không khí sẽ càng mát mẻ, tĩnh mịch và linh thiêng hơn.
chuaviet.org tổng hợp