Tình yêu thương không thể dùng tiền mà mua được, nó xuất phát từ trong nội tâm của một người, từ sự quý trọng sinh mệnh của một người. Giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà, cha mẹ, người thân và rộng hơn là yêu thương mọi người có lẽ là bài học đầu tiên, cũng là bài học vô cùng quan trọng.
Để làm được điều đó, cha mẹ phải làm gương cho con cái ngay trong môi trường gia đình. Đối với trẻ mà nói, sự gần gũi của các thành viên trong gia đình là tình yêu thương ấm áp nhất. Hơn nữa, sống trong tình yêu thương sẽ trở thành thói quen, trở thành ký ức tốt đẹp nhất thời thơ ấu của trẻ.
Cha mẹ cần cho con cái độc lập, quý trọng mỗi một cảm thụ của con, chú ý đến mỗi biến hóa của con, khiến con luôn cảm thấy được tình cảm nồng đậm của các thành viên trong gia đình. Từ đó, dạy trẻ biết trân quý tình cảm, biết yêu thương mọi người.
Cha mẹ hãy để con giúp đỡ người thân làm một số việc phù hợp với sức của mình. Qua đó, con có thể nắm được những kiến thức cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Đồng thời, con có thể hình thành thói quen quan tâm, chăm sóc người lớn tuổi từ nhỏ.
2. Lòng biết ơn
Tính cách con trẻ khi trưởng thành phụ thuộc phần lớn vào sự giáo dục của các bậc sinh thành. Nếu quá yêu thương trẻ, đòi gì đáp ứng nấy, mong trẻ thỏa mãn, nuông chiều một cách không lý trí sẽ khiến trẻ hình thành lối sống tùy tiện, buông thả, ích kỷ không hiểu ý nghĩa của lòng biết ơn.
Biết ơn là bản tính cần có của con người. Người có lòng biết ơn cũng là thể hiện người đó có sự “khỏe mạnh” về tính cách. Các bậc cha mẹ biết cảm ơn thường thường có thể cho con một sinh mệnh quan bình hòa. Một đứa trẻ biết ơn sẽ không dễ dàng oán trời trách đất, không tự tư tự lợi. Bởi khi trẻ biết trân trọng ơn huệ, chúng mới biết công lao dưỡng dục của bậc sinh thành, biết sống sao cho khoan dung, nhẫn nại, lễ phép và trở thành một người có khả năng tự lập, tự gánh vác, có ích cho gia đình và xã hội sau này.
3. Khả năng chịu khổ
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, Abraham Maslow từng nói rằng: “Trắc trở đối với đứa trẻ mà nói chưa chắc là chuyện xấu, mấu chốt nằm ở thái độ của nó đối với trắc trở”. Chúng ta đều biết rằng cha mẹ nào cũng không thể theo con, chăm lo cho con suốt đời được. Nếu như ngày hôm nay cha mẹ không nỡ để con chịu khổ, thì tri thức và kinh nghiệm mà con nhận được sẽ ít đi, tương lai con phải chịu khổ sẽ nhiều hơn.
Ngày nay, trong một số gia đình có điều kiện, các bậc cha mẹ thà để mình chịu khổ cũng không nỡ để con cái chịu khổ, hơn nữa còn cung phụng con cái như những “tiểu hoàng thượng”, “tiểu công chúa” trong nhà. Rất nhiều trường hợp cho thấy, nuông chiều như vậy chính là một cách làm hại con.
Cha mẹ phải dạy con tự mình làm việc để con hiểu được rằng phải bỏ công sức lao động mới có được thành quả. Có câu: “Bậc thánh nhân coi lao động là phúc phận, coi hưởng thụ, lười biếng là mầm mống của tai hoạ”. Chịu được khổ là một loại tài phú, là hành trang để con đối mặt với những khó khăn trong sự trưởng thành.
4. Thành thật
Thành thật là chìa khóa để con trẻ có được các mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Một người thành thật sẽ luôn được người khác tin tưởng, nguyện ý kết giao, đó cũng là phẩm chất căn bản nhất để người khác tôn trọng, tán thưởng.
Xã hội ngày nay người thành thật càng ngày càng ít. Thậm chí, không ít bậc cha mẹ cho rằng con cái thành thật là có chút khờ khạo, phải chịu thiệt thòi. Nhưng, thành thật mới là phẩm chất nguyên sơ của sinh mệnh, giữ được bản tính thành thật mới là người đáng quý. Người xưa cho rằng, bởi vì thành thật là phù hợp với Thiên lý, nên người thành thật là những người sẽ có được phúc báo trong cuộc đời.
5. Đam mê đọc sách
Đọc sách là một thói quen rất tốt. Nó không chỉ giúp con người nâng cao tri thức, mở rộng suy nghĩ, tinh lọc tâm linh mà còn giúp tu tâm dưỡng tính.
Dưỡng thành cho con thói quen đọc sách là một quá trình lâu dài cần có sự hỗ trợ từ cha mẹ. Cha mẹ cần tạo điều kiện cho con có một bầu không khí tốt, lựa chọn cho con những cuốn sách tốt giúp giáo dục nhân cách để con đọc. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải tự mình nâng cao tu dưỡng bản thân, làm tấm gương tốt cho con cái.
Nếu như con cái ở trong biển cả tri thức mà có thể tìm được một mảnh tâm linh thuần tịnh thì xem như đã có được tài phú tinh thần tốt nhất của cuộc đời.
6. Gần gũi thiên nhiên
Rất nhiều cha mẹ lo lắng con mình bị thương khi gần gũi thiên nhiên, vì thế luôn gò bó con mình ở trong nhà. Đó là vì cha mẹ chưa từng nghĩ đến thiên nhiên cũng là môi trường giáo dục tốt nhất. Bởi thế rất nhiều chương trình giáo dục mầm non nổi tiếng thế giới đều có yếu tố “gần gũi với thiên nhiên.”
Thiên nhiên có thể mở mang tầm nhìn của trẻ, và có thể bồi dưỡng tâm lý thích khám phá của trẻ, nảy sinh lòng thương xót của trẻ đối với sinh mệnh của thực vật và động vật. Ngoài ra nó còn giúp trẻ có được trạng thái học tập tốt hơn.
Con người là một phần của thiên nhiên, hãy dạy con sống hòa nhập với thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên. Một đứa trẻ mà trong lòng luôn tràn ngập tình yêu thương, quan tâm tới cây cỏ, hay dù là một con vật nhỏ, thì đối với sinh mệnh cao hơn, đối với tính mạng con người, đứa trẻ đó cũng sẽ biết tôn trọng và trân quý.
Hồng Anh/Chuaviet.org (tổng hợp)