Một nền đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ nước ta đó chính là những cánh đồng lúa xanh ngát thẳng cánh cò bay, phì nhiêu và màu mỡ bởi phù xa bồi dắp của con sông Hồng. Nhắc đến vựa lúa phía bắc thì Thái Bình chính là cái tên xứng dáng nhất. Tuy nhiên Thái Bình ngày nay không chỉ nổi tiếng với thương hiệu chị hai năm tấn mà còn có những ngôi chùa mang nhiều nét cổ kính và độc đáo.Đến Thái Bình chúng ta ghé thăm ngôi chùa cổ nổi tiếng miền bắc đó là chùa Keo.
Ngôi chùa cổ của nền phật giáo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo. Trải qua hàng nghìn năm cho đến nay, đạo phật vẫn luôn là tín ngưỡng là niềm tin của phần lớn người dân nước ta. Để thể hiện và tưởng nhớ đến những người có công, những vị thần phật mà những ngôi chùa hàng nghìn năm trước đã bắt đầu được xây dựng, nó phản ánh đời sống tinh thần của người dân qua mỗi thời đại. Tróng số những kiến trúc hệ thống chùa ở nước ta, không thể không nhắc đến chùa Keo Thái Bình.
Được xây dựng trong thời kì phát triển cực thịnh của Phật giáo ở thời Lý – Trần, chùa Keo Thái Bình được đánh giá là “một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỉ XVI. Theo những gì mà lịch sử ghi lại cho biết, thành tổ Dương Không Lộ thiền sư – một tronh những nhà sư có đống góp cực kì lớn trong việc xây dựng nền phật giáo Việt Nam là người đặt dấu mốc và có công lớn trong việc xây dựng chùa Keo Thái Bình. Sau này khi đức Dương Không Lộ viên tịch, ông đã được thờ tự trong chùa. Đến năm 1167 đời vua Lý Anh Tông, nhà vua xuống chiếu đổi tên chùa Nghiêm Quang thành chùa Thần Quang để tưởng nhớ đến ngài Dương Không Lộ.
Kiến trúc độ đáo của chùa Keo Thái Bình
Trong lịch sử, đã có rất nhiều ghi chép về vẻ đẹp của chùa Keo Thái Bình. Dưới thời nhà lý vẫn còn tồn tại tấm văn bia trong đó có ghi “nơi thờ Phật nước Nam đâu đâu cũng có, nhưng chỉ có chùa Thần Quang ở vùng Dũng Nhuệ, làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) là nơi danh thắng bậc nhất từ Bắc tới Nam…” . chùa Keo Thái Bình ngày nay là quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau. Chính quyền và nhân dân nơi đây luôn cố gắng và gìn giữ nguyên trạng ban đầu của một số công trình tuy nhiên dưới sự tác động của thời gian và chiến tranh có nhiều hạng mục đã được trùng tu và tôn tạo.
Chùa Keo Thái Bình có một phong cách kiến trúc rất độc đáo. Với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo đã tạo cho nơi đây một phong cách riêng biệt, khác với những ngôi chùa cùng niên đại. Nơi đây bao gồm 21 công trình với 157 gian bao gồm những công trình như chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá…. Đặc biệt phải nhắc đến hệ thống tam quan độc đáo của chùa Keo Thái Bình bởi nó chứa nhiều kiệt tác kiến trúc xuất sắc nhất thời kì bấy giờ. Những nghệ nhân giỏi nhât thời kì đó đã tạc lên những cây gỗ những biểu tượng của văn hóa Đại Việt thời kì bấy giờ như hình ảnh linh vật rồng uốn lượng, thể hiện sự hưng thịnh, mạnh mẽ của chế độ.
Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tượng Phật có giá trị nghệ thuật cao vào thế kỷ 17, 18 đó là tượng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát... Khu đền thánh thờ đức Dương Không Lộ - Vị đại sư thời nhà Lý được kết nối với khu thờ Phật gồm tòa giá roi, tòa thiêu hương, tòa phụ quốc và thượng điện. Những công trình này nối tiếp với nhau tạo thành một kết cấu kiểu chữ công rất lạ.
Trẩy hội chùa Keo
Để tiếp nối và phát huy những giá trị truyền thống quý báu mà ông cha đã để lại, chính quyền và nhân dân Thái Bình đã tổ chức lễ hội chùa Keo với nhiều hoạt đông lễ hội vui chơi hấp dẫn. Hội chùa Keo Thái Bình diễn ra hai kỳ hội: Hội Xuân và hội Thu. Hội Xuân diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng với các trò vui hội dân gian như thi bắt vịt, thi ném pháo, thi nấu cơm.... Hội Thu diễn ra vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch mang đậm tính chất hội lịch sử, gắn liền với cuộc đời của sư Không Lộ. Ngoài việc tế, lễ, rước kiệu, hội còn thi bơi trải trên sông và các nghi thức bơi trải cạn chầu Thánh, mùa ếch vồ...
Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, dù có bị những đấu tích của chiến tranh và thời gian tàn phá, thế nhưng với tinh thần uống nước nhớ nguồn, kiến trúc chùa keo Thái Bình vẫn luôn được bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên trạng cho đến ngày hôm nay. Đây không chỉ đơn thuần là một địa điểm du lịch mà nó còn là hình ảnh phản ánh lịch sử dân tộc. Nếu có dịp ghé thăm Thái Bình, bạn hãy ghé qua chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính này nhé.
Hồng Anh/chuaviet.org (tổng hợp)