Cư sĩ Phật giáo là những Phật tử tại gia nhưng tâm lại xuất gia, là những bậc có học, có kiến thức Phật pháp, có đầy đủ giới đức, có thể giảng kinh, thuyết pháp với hàng Phật tử tại gia khác, kể cả các hàng xuất gia.
Cư sĩ là “cư gia chi sĩ”, là những bậc có học có tu ở trong Phật pháp nhưng họ hiện thân tại gia, tâm họ là tâm xuất gia, họ có đủ trình độ Phật pháp, họ có đủ giới đức.
Người đó mới gọi là cư sĩ tại gia. Bậc cư sĩ phải trọn vẹn thập thiện và phải đem chính pháp thập thiện này để giáo hóa chúng sinh. Hiện nay nhiều vị Phật tử tự lạm xưng danh “cư sĩ” nhưng thực chất chỉ là Phật tử mà thôi, chưa đạt được danh “cư sĩ”. Phải như cư sĩ Duy Ma Cật có thể giảng kinh thuyết pháp, có thể lý luận với tất cả các hàng Phật tử tại gia và xuất gia.
Hoặc như thời trước ví dụ như cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám, có thể giảng được Kinh Lăng Nghiêm, không chỉ giảng dạy cho cư sĩ mà còn giảng dạy được cả cho người xuất gia. Đấy mới gọi là các bậc cư sĩ. Các vị đó tuy thân tại gia nhưng luôn hiện tướng Trưởng Giả, có địa vị trong xã hội, có uy quyền tiền của, do đó họ có thể làm tất cả những Phật sự một cách dễ dàng. Những người đó mới gọi là cư sĩ.
Ngày nay trong Phật pháp có cư sĩ Tống Hồ Cầm thật sự là vị có tu có học thức. Cư sĩ là gì? Sĩ là kẻ sĩ, là người có tri thức Phật học, nhưng họ ở tại gia họ tu chứ không phải chỉ nghiên cứu. Giới đức và sự tu tập của họ không kém gì người xuất gia.
Mục đích của việc tu đó là để khi sống ta được an lạc, khi chết được giải thoát. Hãy xem những việc mình làm từ khi sinh ra đến nay sát hại bao sinh linh, xem việc tu của ta là bao so với sự tạo ra nghiệp của ta để khi lâm chung ta sẽ được giải thoát”.
chuaviet.org tổng hợp