Chùa Giác Lương là một trong những chùa làng tiêu biểu. Chùa ở làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huỵên Phong Điền.
Theo tư liệu của địa phương, chùa do bà Hoàng Thị Phiến từ ngoài Bắc di cư vào khoảng thế kỷ 16 và các tộc trưởng của làng lập ra. Bà đã cúng 7 pho tượng cho chùa, nay vẫn còn. Lúc đầu chùa xây ở Cồn Bệ, phía tây của làng. Sau khi bà qua đời bà đã được an táng trong khuôn viên chùa và ở đây còn có miếu thờ bà. Nhưng về sau dân làng với lý do tránh sự tranh chấp đất đai đã dời chùa sang khu đất tiếp giáp với làng Phú Lễ.
Chùa Giác Lương là một trong những chùa làng tiêu biểu. Chùa ở làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huỵên Phong Điền.
Chùa có khuôn viên rộng rãi, có la thành vây quanh, cổng tam quan lớn. Chùa thờ Phật và cả Quan Công. Ngoài ra còn phối thờ 12 vị thủy tổ các họ có công lập làng. Chùa còn giữ được chuông đồng đúc năm 1819 dưới thời vua Gia Long và 17 bản sắc phong của các nhà vua Nguyễn cho các vị khai canh, khai khẩn của làng và thành hoàng của làng. Chùa được công nhận là di tích văn hóa lịch sử.
Giác Lương - ngôi cổ Tự với lịch sử hơn 300 năm xây dựng và gìn giữ của người dân làng Hiền Lương, xã Phong Hiền. Mặc dù chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, ngôi chùa không tránh khỏi sự hư hại, điêu tàn.
Chùa có khuôn viên rộng rãi, có la thành vây quanh, cổng tam quan lớn
Giác Lương - ngôi cổ Tự với lịch sử hơn 300 năm xây dựng và gìn giữ của người dân làng Hiền Lương, xã Phong Hiền. Mặc dù chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân, ngôi chùa không tránh khỏi sự hư hại, điêu tàn. Nhưng dưới sự đoàn kết, đồng lòng hướng thiện của người dân Hiền Lương, ngôi chùa vẫn được gìn giữ và lưu lại những nét văn hóa tâm linh đặc biệt của người dân nơi đây.
Đặc biệt, đây là ngôi chùa làng đầu tiên của Thừa Thiên Huế được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
Ngôi chùa này một di tích lịch sử có đóng góp rất lớn trong công cuộc nghiên cứu lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế
Làng Hiền Lương, thuộc xã Phong Hiền, huyện Phong Điền năm ở bờ bắc sông Bồ, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 21km về phía Tây Bắc. Là một trong những ngôi làng cổ của xứ Huế vào khoảng năm 1445, các dòng họ sống hiện có 23 đời.
Ngôi chùa này một di tích lịch sử có đóng góp rất lớn trong công cuộc nghiên cứu lịch sử hình thành phong cách kiến trúc chùa xứ Huế nói riêng và lịch sử hình thành Phật giáo Việt Nam nói chung. Chùa đặc biệt ấn tượng bởi kiểu cách cổ kính với cổng Tam Quan hai tầng mái giả, đây là một trong những cổng Tam Quan đồ sộ nhất Huế hiện nay. Dưới bàn tay chạm khắc khéo léo của các nghệ nhân cùng những đường nét tỉ mỉ, cổng Tam Quan hiện lên thật khang trang nhưng cũng không kém phần uy vệ. Hai bên Tam Quan còn có các tượng hộ pháp càng tô thêm vẻ nghiêm trang cho ngôi chùa.
Hai bên Tam Quan còn có các tượng hộ pháp càng tô thêm vẻ nghiêm trang cho ngôi chùa.
Lối vào chùa được trồng cây xanh thẳng tắp với rất nhiều cây cổ thụ được trồng từ lâu đời. Những gốc cây già đã góp phần thêm cho nét uy nghiêm của ngôi chùa cổ từ thời nhà Lê. Trước mặt chùa còn có một cột cờ Phật Đảng và một chiếc lư hương được đặt ngay chính giữa.
Kiến trúc chùa với các họa tiết được thiết kế cẩn thận với 3 lối đi vào. Ngôi chùa nhỏ như được tăng thêm vẻ ấm cúng và hài hòa với các chi tiết trang trí đẹp mắt. Ngoài ra trước mặt chùa người dân còn dựng nên tượng đài quan thế âm bồ tát để mỗi đi qua lại có thể nhìn thấy rõ. Điều đó như làm họ an tâm thêm vì vùng đất này đã có ánh hào quang của Phật bảo vệ, soi sáng.
Chùa Giác Lương là niềm tự hào bao đời nay của người dân Hiền Lương
Chú Trương Văn Duẩn - một người dân địa phương cho biết: "Chùa Giác Lương là niềm tự hào bao đời nay của người dân Hiền Lương. Không chỉ là một di tích lịch sử có giá trị mà còn là nơi để bà con tu dưỡng đạo đức, thành tâm khấn Phật. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân nơi đây vì vậy người dân Hiền Lương mỗi khi đi xa về ai cũng ghé thăm chùa để thắp một nén nhan cầu mong bình an, may mắn đến với mình. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng phải bảo vệ ngôi chùa này để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp cho con cháu mai sau."
Mỗi ngôi chùa được xây dựng nên không chỉ là nơi để nhân dân có chốn cầu an khấn Phật mà còn là nơi lưu giữ những nét đẹp của văn hóa lịch sử dân tộc. Chùa Giác Lương vẫn ở đó, là một nhân chứng của lịch sử và là nơi cho người dân làng Hiền Lương tụ họp mỗi dịp trở về quê hương.
chuaviet.org tổng hợp