Nhạc Phật giáo là gì?
Nhạc Phật giáo chính là những bài hát nói về những lời răn dạy, những giáo lý mang lại sự thanh thoát, nhịp nhạc, thư giãn nhưng không kém phần long trọng và trang nghiêm mà các bài kinh thánh cũng nằm trong số đó.
Các lĩnh vực của nhạc Phật giáo
Dòng chảy của nền âm nhạc Phật giáo Việt Nam có 3 lĩnh vực chính:
Lễ nhạc truyền thống: Đây là các bài nhạc đã có trong các lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, lễ Chẩn Tế mà giai điệu của nó được đúc kết lại từ những bản sắc riêng của từng vùng miền và được truyền khẩu tiếp nối từ thế hệ trước sang thế hệ sau và cho đến ngày nay.
Cổ nhạc Phật giáo: Là những bài dân ca cổ truyền được đặt lời mới mô phỏng theo dân ca ba miền và được trình diễn tùy theo mỗi vùng miền, mỗi chùa. Điển hình của cổ nhạc Phật giáo là Cải Lương tuy nhiên thể loại này bị nhạc trẻ lấn át nên cũng không phát triển mạnh.
Tân nhạc Phật giáo: là những bài lấy các ca khúc ngắn của nước ngoài rồi viết lời Phật giáo, là các bài răn dạy về đạo lý, cách làm người để chúng ta nhìn nhận lại.
Nhạc Phật giáo chạm đến lòng người như thế nào?
Âm nhạc Phật giáo chính là một trong những bản sắc dân tộc Việt Nam trong đạo Phật. Khi truyền bá tín ngưỡng, các nhà sư luôn tận dụng những dân ca dân nhạc ở địa phương đó để có thể tạo ra những làn điệu riêng của tín ngưỡng. Chính vì vậy, chúng ta thấy âm nhạc Phật giáo miền Trung lại giống với ca Huế còn nhạc Phật giáo miền Nam sẽ giống với cải lương, hay ở miền Bắc sẽ tận dụng giá trị của Chèo và Tuồng. Tận dụng những giá trị của dân cả để tạo ra âm nhạc là một điều khá thú vị khiến cho nhạc Phật giáo chạm đến lòng người, thu hút và hấp dẫn hơn đối với chúng ta.
Thứ hai, nhạc Phật giáo là thể loại nhạc có hệ thống lời ca rất phong phú bởi Phật giáo có hệ thống kinh kệ rất đồ sộ. Trong kho tang đó còn có những tàng kinh chữ Phạn mà các nhà sư gọi đó là “bí mật bất phiên” (nghĩa là không bao giờ dịch ra và không bao giờ ai hiểu) nhưng các nhà sư vẫn diễn xướng nó với một sự đam mê cao cả. Đây cũng là điểm khá thú vị của nhạc Phật giáo, Phật pháp.
Thứ ba, tính biểu tượng của âm nhạc Phật giáo rất cao. Cụ thể ba tiếng đầu của một bái chuông luôn là khởi tam, nghĩa là loại bỏ ba thứ tham sân si. Bảy tiếng sau đó là thứ nguyên thất nghĩa là những triết lý về vũ trụ của đạo Phật. Bốn tiếng kết bài là hậu diệt tư, nghĩa là loại trừ sinh lão bệnh tử. Những ý nghĩa của nhạc Phật giáo thật sự rất có giá trị và càng nghe chúng ta lại càng thấm.
Nói rõ hơn về tính biểu tượng của nhạc Phật giáo rõ ràng chúng ta thấy được ở đó có những giai điệu rất thanh thoát, nhẹ nhàng. Khi bật lên luôn khiến người nghe lắng đọng thư thái một cách nhẹ nhàng mà trong cuộc sống chộn rộn ngày nay theo guồng quay cứ hối hả, quay cuồng mấy ai tìm lại được hai chữ thảnh thơi. Nhạc Phật giáo không chỉ được nghe trong nhà chùa, các nhà sư mà ngày nay bất kì một người nào cũng có thể nghe được, từ người trẻ đến người già.
Nhạc Phật giáo không lời dành cho ngày mới
Có lẽ thú vị nhất chính là có những bài chỉ cần một câu “Úm ba la ma ca sa hạ” mà có thể hát hết 10 phút mà vẫn tạo được cảm giác lắng đọng, nhẹ nhàng và những phút giây thư giãn cho con người.
Hay là những bài nhạc Phật giáo không lời, dù là không lời những cứ mỗi khoảng lặng là những lúc để cho người nghe được tự tâm suy nghĩ lại những chuyện đã qua. Cũng có những người chọn nhạc thiền Phật pháp không lời để chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn, hay những buổi sáng sớm bật lên để khởi đầu một ngày mới ý nghĩa hơn. Khoa học cũng chứng minh bắt đầu ngày mới bằng một bảng nhạc không lời sẽ giúp con người tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn khi nghe những loại nhạc khác.
Nếu bạn đang tò mò về nhạc Phật giáo?
Để tìm một bản nhạc Phật giáo không hề khó, chỉ cần gõ kinh Phật giáo mp3, nghe pháp Phật,… sẽ có rất nhiều lựa chọn cho chúng ta. Nếu như đây là lần đầu bạn biết đến loại nhạc này hay có một suy nghĩ nhạc Phật giáo chỉ dành cho những nơi trang trọng và không khí trang nghiêm như nhà chùa, các dịp lễ lớn thì bài viết này đã chỉ ra cho bạn thấy ai cũng có thể nghe được thì hãy nghĩ nhạc Phật theo một cách khác. Bởi nền cách tân âm nhạc Phật giáo chỉ ra rằng không nên chỉ giới hạn trong khuôn khổ sinh hoạt của chùa chiền mà phải mang ra trình diễn trước công chúng.
> Xem thêm video:
Chuaviet.org