Chùa Quán Sứ được xây dựng ở thế kỉ thứ XV, đây là nơi thờ Phật và các vị quốc sư của nhà Lý. Toàn ngôi chùa với lối kiến trúc đặc biệt cùng với những pho tượng được chạm khắc tinh xảo thực sự khiến nhiều du khách không khỏi thích thú và luôn muốn tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa này. Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa nhiều năm tuổi ở Hà Nội, với những giá trị văn hóa cùng kiến trúc độc đáo nơi đây là điểm đến thu hút nhiều du khách.
Chùa Quán Sứ – Đây chính là ngôi chùa cổ kính và vô cùng linh thiêng nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam, chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội.Hầu hết các phật tử khi đến với Hà Nội đều không thể bỏ qua địa điểm linh thiêng này.
Với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, chỉ cách bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 1 cây số du khách hành hương, các phật tử có thể dễ dàng di chuyển đến nơi đây. Dù tọa lạc ngay tại trung tâm của thành phố, nhưng chùa vẫn mang nét cổ kính – không gian thanh tĩnh và vô cùng thiêng liêng không bị xen lẫn với sự xô bồ của chốn phồn hoa đô thị.
Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Quán Sứ
Theo như dân gian truyền tụng lại: Chùa Quán Sứ được xây dựng vào giữa thế kỉ 14 dưới thời vua Trần Dụ Tông. Trước đây, triều đình nước ta thường tiếp đón các sứ thần của các quốc gia phía Nam như Chiêm Thành , Ai Lao, Nam Chưởng và Vạn Tượng. Chính vì vậy, vua đã cho xây dựng một tòa công quán gọi là Quán Sứ để tiếp đón các vị sứ thần khi đến với kinh thành Thăng Long xưa (nay là Thủ đô Hà Nội). Do các sứ thần từ các nước đều thờ Phật, để tiện cho việc cúng tế của họ trong những ngày làm việc và diện kiến vua, triều đình đã cho lập một ngôi chùa ngay tại công quán và lấy tên ngôi chùa này cũng là tên của công quán – Đó là Quán Sứ. Ngày này, công quán không còn nữa nhưng chùa Quán Sứ vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Để đến thắp hương, thờ cúng tại chùa các phật tử có thể đến từ lúc 6 giờ sáng cho tới 19h cùng ngày. Vì chùa nằm ngay trên phố, phật tử nếu như di chuyển bằng ô tô, xe máy thì nên gửi xe ở phía xa rồi đi bộ vào bên trong chùa.
Đến với nơi đây, ngoài tham gia vào các lễ hội phật giáo lớn nhất Việt Nam, hành hương khấn phật các du khách hành hương và phật tử còn được chiêm ngưỡng tham quan phong cảnh kiến trúc độc đáo của ngôi chùa này. Ngôi chùa này đã từng được tu sửa theo thiết kế của 2 vị kiến trúc sư vô cùng nổi tiếng. Từ ngoài cổng chùa đã toát lên nét cổ kính mang đậm phong cách của vùng đồng bằng trung du Bắc bộ với kiến trúc mái vòm lợp ngói vảy cá đỏ.
Không chỉ có vậy, từ những câu đối hay tên của ngôi chùa cũng được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ – Đây chính là nét độc đáo và đặc sắc riêng của ngôi chùa này. Đi vào bên trong chùa, với khoảng sân nhỏ được lát gạch, toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng, các khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ tạo nên nét cổ kính, thanh tịnh của ngôi chùa.
Tất cả các pho tượng phật tại điện đều được bày trí vô cùng trang nghiêm, tất cả các pho tượng đều có kích thước lớn được thiếp vàng sáng tạo nên vẻ uy nghiêm. Từ đây, các phật tử có thể thắp nhang, đặt lễ để cầu phúc. Đi sâu vào bên trong của điện trên bậc cao nhất là nơi thờ tượng của 3 vị Tam Thế Phật, bậc tiếp theo sau đó là tượng Phật A – di – đà ở giữa, 2 bên thờ tượng Quan Thế Âm và tượng Đại Thế Chí . Phía dưới nữa là thờ Phật Thích Ca nằm ở giữa, 2 bên thờ tượng A – Nam – Đà và Ca – diếp. Bậc cuối là nơi thờ tụng tượng phật Bồ Tát Quán Thế Âm và Địa Tạng Vương.Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng.
Vào sâu bên trong sân chùa là các dãy nhà dùng làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Điều đặc biệt, tên chùa cũng như nhiều câu đối trong chùa hầu hết đều được viết bằng chữ quốc ngữ phải chăng do vào khoảng giữa thế kỷ 20 chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phân viện Nghiên cứu Phật học và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình cũng đặt ở đây.
chuaviet.org tổng hợp